【giải vô địch nhật】Đảm bảo tiến độ hoàn thiện các chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Cần xây dựng lộ trình đồng bộ hoàn thiện thể chế để tận dụng tốt EVFTA | |
Rà soát hoàn thiện khung pháp lý về cơ chế bảo lãnh thông quan | |
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN |
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu. Ảnh Quochoi.vn |
Tại Hội nghị, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, theo Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2020), Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua 6 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 4 dự án luật khác.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành 1 dự án pháp lệnh (là Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng) tại phiên họp tháng 8/2020.
Về Chương trình năm 2021 (là năm chuyển giao nhiệm kỳ, gồm 3 kỳ họp). Tại kỳ họp thứ 11 (tháng 3/2021), Quốc hội khóa XIV sẽ xem xét, thông qua 4 dự án luật (đã được cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 10); không cho ý kiến đối với dự án nào. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV (tháng 7/2021) chỉ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; không cho ý kiến đối với dự án nào. Tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021), Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, cho ý kiến lần đầu đối với 6 dự án luật; không thông qua dự án nào.
Theo Chương trình cuối năm 2020, số lượng các dự án được trình, xem xét không nhiều, nhưng lại tập trung ở một số cơ quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, mỗi bộ phụ trách 2 dự án trình thông qua. Bộ Công an phụ trách 2 dự án (trong đó có 1 dự án trình thông qua và 1 dự án trình cho ý kiến); Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, mỗi bộ phụ trách 1 dự án trình thông qua…
Cũng tại Hội nghị, đại diện các bộ, cơ quan đã có báo cáo, giải trình về các dự án luật đang triển khai.
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã đưa ra những băn khoăn về việc Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa được đưa vào chương trình.
Theo Bộ trưởng, 2 dự án luật nêu trên đã được Bộ Công an với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và đều đã cho ý kiến. Bộ Công an đã đặt ra lộ trình xây dựng, hoàn thiện nhưng trong cuộc họp hôm nay chưa thấy có tên trong danh sách và vẫn là những dự luật cũ. Vì thế, lãnh đạo Bộ Công an đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình.
Về Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Bộ Giao thông và vận tải (GTVT) chủ trì soạn thảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, ngày 20/7/2020, Bộ Tư pháp sẽ họp hội đồng thẩm định, sau đó Bộ GTVT sẽ tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện để trình Chính phủ ngay trong tháng 7/2020. Tiến độ xây dựng dự án luật này đang được đảm bảo để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10 và thông qua tại Kỳ họp thứ 11.
Liên quan đến Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, báo cáo tại Hội nghị, bà Vũ Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính cho biết, theo Nghị quyết của Quốc hội, dự luật dự kiến trình Quốc hội trong kỳ họp thứ II vào tháng 10/2021. Hiện Bộ Tài chính đã thực hiện việc tổng kết đánh giá tình hình 10 năm thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về kinh doanh bảo hiểm để chuẩn bị cho dự án luật sửa đổi.
Về tiến độ thực hiện dự luật này, đại diện Bộ Tài chính cho hay đang trong quá trình lấy ý kiến bộ, ngành; sau đó sẽ ban hành quyết định thành lập ban soạn thảo, tổ biên tập. Dự kiến hoàn thiện dự thảo, trình Chính phủ vào tháng 5/2021, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 9/2021. Bộ Tài chính sẽ bám sát kế hoạch để đảm bảo đúng thời hạn, đúng chất lượng.
Nhận xét về những công việc này của Bộ Tài chính, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, dự án luật có phạm vi điều chỉnh lớn, nên cần bám sát tiến độ.
Cùng với ý kiến của 2 cơ quan nêu trên, các bộ, ngành khác cũng đã đưa ra báo cáo, nói rõ khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện các dự án luật. Theo đó, các bộ, ngành đều thể hiện quyết tâm thực hiện đúng tiến độ, đạt chất lượng, nhưng vẫn có những lý do bất khả kháng như việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, khó khăn là do Luật có nhiều khái niệm mới bởi các tổ chức quốc tế yêu cầu phải sửa đổi. Hơn nữa, do tình hình dịch Covid-19, việc xây dựng dự án luật gặp khó vì không mời được một số chuyên gia quốc tế và không đưa chuyên gia đi nước ngoài học tập được.
(责任编辑:World Cup)
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Người đẹp Brazil lên tiếng sau khi bị đuổi khỏi Olympic Paris 2024
- ·Quảng Ninh chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới
- ·Phản ứng của vợ Dani Alves khi bị hỏi khi nào có con
- ·Siêu máy tính dự đoán Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Hungary sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong tái cấu trúc
- ·C. Ronaldo lần thứ hai gọi Georgina là vợ
- ·Lao động Việt ở Nhật bất ngờ với 'lộc biển', ăn cả tháng không hết
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Bí mật về ngọn núi phun ra bụi vàng và vụ tai nạn gây chấn động một thời
- ·Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
- ·Cuộc sống sau Olympic Paris của 'nam thần đan len'
- ·Djokovic khóc từ trên sân lên khán đài khi giành HC vàng Olympic
- ·Lũ trên sông Bưởi, sông Chu, hạ lưu sông Mã, sông Cả, sông La tiếp tục lên
- ·Nữ chuyên viên Sở Nội vụ Hải Phòng từng làm loạn ở phường xin nghỉ việc
- ·Từ 1/9: Hà Nội có thêm tuyến phố triển khai đỗ xe theo ngày chẵn, lẻ
- ·Từ nay đến cuối năm 2017 còn khoảng 4
- ·Huỷ niêm yết đối với DN thua lỗ trong 3 năm
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Nhận khoản tiền lạ 4 năm, người phụ nữ lập tức đi gặp khi biết danh tính ân nhân