【thụy điển – áo】IFRS 9 đang thách thức các ngân hàng
Đưa IFRS vào áp dụng để hướng tới sự minh bạch | |
Nhiều lợi ích khi Việt Nam áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS |
Tăng áp lực trích lập dự phòng
IFRS 9 là một trong số các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được ban hành bởi Uỷ ban Báo cáo Tài chính quốc tế IASB thay cho chuẩn mực cũ là IAS39 từ năm 2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Theđangtháchthứccácngânhàthụy điển – áoo dự thảo lộ trình IFRS do Bộ Tài chính công bố tháng 3/2019, từ sau năm 2025 trở đi việc áp dụng IFRS là bắt buộc đối với báo cáo tài chính hợp nhất của tất cả các công ty niêm yết, các công ty đại chúng có quy mô lớn chưa niêm yết, và các công ty, tập đoàn kinh tế Nhà nước. Chính vì thế, các cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước luôn yêu cầu hệ thống tổ chức tín dụng phải nhanh chóng tiến tới đáp ứng tiêu chuẩn này, nhất là trong bối cảnh nhiều ngân hàng đã đáp ứng được Basel II.
Các chuyên gia cho rằng, IFRS 9 được coi là chuẩn mực “xương sống”, có ảnh hưởng trọng yếu tới số liệu tài chính vì khoảng 80% bảng cân đối kế toán của các ngân hàng được chứa đựng bởi các công cụ tài chính. Ông Trần Hồng Kiên, Phó Tổng giám đốc Dịch vụ Kiểm toán kiêm lãnh đạo mảng dịch vụ IFRS tại PwC Việt Nam cho biết, IFRS 9 sẽ có tác động sâu hơn và rộng hơn lên các ngân hàng trên nhiều khía cạnh, từ lợi nhuận đến quy trình quản lý rủi ro và hệ thống công nghệ thông tin.
Đặc biệt, IFRS 9 thay đổi cách phân loại và đo lường tài sản tài chính và bao gồm các hướng dẫn mới về kế toán phòng ngừa rủi ro. Hơn nữa, mô hình tổn thất tín dụng trong IFRS 9 yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự phòng cho các khoản tổn thất trong tương lai (mô hình tổn thất tín dụng dự kiến - ECL), thay vì chỉ trích lập dự phòng cho các tổn thất đã phát sinh. Sự thay đổi này được các chuyên gia cho là có tác động đáng kể nhất đối với các tổ chức tài chính.
Chuyên gia đến từ PwC cho hay, IFRS 9 sẽ thay đổi cách các ngân hàng trích lập dự phòng cho các tài sản tài chính của mình, nhưng mức độ ảnh hưởng lên các ngân hàng sẽ khác nhau tùy thuộc vào sự kết hợp danh mục của ngân hàng, hồ sơ rủi ro của người vay, mức độ vững chắc của các mô hình tổn thất tín dụng dự kiến…
Ngoài ra, theo đại diện Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), một trong những thách thức là IFRS9 đưa ra mô hình tổn thất tín dụng dự kiến, trong đó yêu cầu các ngân hàng phân chia các khoản nợ vào 3 giai đoạn, không chỉ dựa trên các yếu tố định tính mà cả các yếu tố định lượng, như các dấu hiệu cảnh báo sớm hay khả năng gia tăng rủi ro tín dụng của khách hàng. Trong khi với hệ thống cũ (VAS), công tác phân loại nợ được thực hiện chủ yếu trên các yếu tố định tính, dựa trên số ngày quá hạn của khách hàng khi tổn thất đã thực sự phát sinh để phân loại khách hàng vào 5 nhóm nợ.
Ngăn chặn nợ xấu
Mặc dù có những khó khăn, thách thức kể trên, nhưng không thể phủ nhận những cơ hội rất to lớn của việc áp dụng theo IFRS 9. Ông Sheldon Goh, lãnh đạo Phòng Giải pháp Quản lý Rủi ro tại SAS - Khu vực ASEAN cho hay, IFRS 9 là một trong những thay đổi phức tạp nhất mà các tổ chức tài chính đã triển khai trong thập kỷ qua. Việc áp dụng IFRS 9 đi liền với những thay đổi về mô hình rủi ro tín dụng, tăng cường quản trị và kiểm soát quy trình kế toán, cũng như phối hợp chặt chẽ hơn giữa chức năng rủi ro và tài chính. Tuy nhiên, giá trị mà IFRS 9 đem lại vượt xa chi phí triển khai, vì tính minh bạch và khả năng phục hồi của các tổ chức tài chính sẽ được cải thiện.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm đào tạo của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, việc triển khai IFRS 9 là cần thiết để các ngân hàng Việt Nam có thể củng cố niềm tin của nhà đầu tư và cạnh tranh trên sân chơi quốc tế. Đặc biệt, việc IFRS 9 yêu cầu tính tổn thất tín dụng dự kiến trong vòng 12 tháng và tổn thất tín dụng dự kiến trọn đời, nếu được thực hiện tốt, hệ thống ngân hàng sẽ có một công cụ để ngăn chặn nợ xấu hiệu quả.
Tuy vậy, thực trạng hiện nay là hầu hết ngân hàng tại Việt Nam đang quản trị theo số liệu chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và mới có 9 ngân hàng được công nhận theo tiêu chuẩn Basel II. Do đó, để tận dụng những cơ hội này, các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng Việt Nam nên lên kế hoạch sớm và cân nhắc việc lập báo cáo song song theo hai chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế để tránh các cú sốc khi áp dụng IFRS 9 chính thức. Ngoài ra, IFRS 9 sẽ đòi hỏi dữ liệu, hệ thống và quy trình bài bản và sự phối hợp chặt chẽ hơn trong nội bộ mỗi tổ chức.
“Trên thực tế, ngày càng có nhiều ngân hàng tại Việt Nam đưa IFRS 9 vào chiến lược chuyển đổi của mình. Đối với các ngân hàng chưa làm điều này, giờ đây là lúc để bắt đầu. Nếu chậm trễ hơn, họ sẽ khó có thể ứng phó một cách hiệu quả và kịp thời trước những tác động lên báo cáo tài chính, hệ thống, quy trình và các hoạt động kiểm soát mà IFRS 9 tạo ra”, ông Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Long An sees positive socio
- ·Dịch sởi đã giảm lây chéo
- ·Điểm liệt là 1,0 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014
- ·Căng thẳng Ucraina 13/5: Bắn pháo gây thương vong ở Slavyansk
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·Giá vàng SJC đột ngột giảm mạnh
- ·World Cup 2014 bị đe dọa vì biểu tình tại Brazil
- ·Thi tốt nghiệp 2014: Gặp sự cố xử lý như nào?
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Lương công chức về hưu sẽ bị giảm
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Tình hình Biển Đông mới nhất: 3 phương án Trung Quốc sẽ theo đuổi
- ·Mệt mỏi vì 10 tỉnh xin mở casino
- ·Ukraine đưa quân đến các
- ·Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: Các nước kêu gọi ngừng bắn
- ·Thương lái Trung Quốc lại mua lá trầu không và cà gai leo
- ·Tình hình Biển Đông mới nhất: Xuất hiện tàu Trung Quốc có bệ phóng tên lửa
- ·Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- ·Bộ trưởng đi chân đất và làm cách mạng giáo dục