【lecce vs torino】Thủ tướng: Công khai, minh bạch trong điều hành giá điện, xăng dầu
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng,ủtướngCôngkhaiminhbạchtrongđiềuhànhgiáđiệnxăngdầlecce vs torino Nhà nước, Quốc hội tới Hội trường dự phiên khai mạc kỳ họp thứ tư của Quốc hội khoá XV, sáng 20/10 |
Sáng 20/10, báo cáo trong phiên khai mạc kỳ họp thứ tư của Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết sẽ có chính sách phù hợp, công khai, minh bạch trong điều hành giá điện, xăng dầu, hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác.
Chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệpcòn tiềm ẩn rủi ro
Về kết quả năm 2022, Thủ tướng khái quát, kinh tếvĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm trong điều kiện gặp nhiều khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) bình quân 9 tháng tăng 2,73%, ước cả năm khoảng 4% . Thu NSNN 9 tháng đạt 94% dự toán, tăng 22% so với cùng kỳ; ước cả năm vượt 14,3%, tăng 2,9% so với năm 2021.
Kết quả tiếp theo được lãnh đạo Chính phủ cho biết là đã kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo được chuyển biến tích cực trong triển khai xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng quốc gia; cơ bản hoàn thành 565km đường bộ cao tốc, trong đó đã đưa vào khai thác 365km và thông tuyến 200km.
Phấn đấu trong tháng 12/2022, khởi công xây dựng 12/12dự ánthành phần với chiều dài 729km của dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 và dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Thủ tướng thông tin.
Nhìn nhận hạn chế, Thủ tướng nói, ổn định kinh tế vĩ mô đối mặt với nhiều thách thức, sức ép lạm phát lớn, giá xăng, dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo tại Quốc hội. |
Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sảncòn tiềm ẩn rủi ro; cơ cấu lại một số tổ chức tín dụng yếu kém còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Nợ xấu, nợ thuế có xu hướng tăng. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn; còn thiếu hụt lao động cục bộ trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn, nhất là lao động chất lượng cao. Thu hút FDI đầu tưmới và chuyển giao công nghệ gặp nhiều khó khăn; liên kết giữa khu vực FDI và kinh tế trong nước còn hạn chế. Tốc độ tăng năng suất lao động khó đạt mục tiêu đề ra.
Lãnh đạo Chính phủ cũng khẳng định, phát triển văn hoá chưa tương xứng, ngang tầm với phát triển kinh tế. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững còn nhiều thách thức. Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn. Tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp; xuất hiện tình trạng một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển việc, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục . Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh chưa được xử lý dứt điểm.
Năm 2023 khó khăn nhiều hơn thuận lợi
Về kế hoạch năm 2023, người đứng đầu Chính phủ nhận định, trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. "Chúng ta phải xác định như vậy để không chủ quan, thoả mãn với những kết quả đã đạt được", Thủ tướng nhấn mạnh.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng cho biết sẽ tập trung chỉ đạo điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả; chủ động thích ứng với tình hình; kiểm soát rủi ro, ứng phó kịp thời với nguy cơ suy thoái, khủng hoảng từ bên ngoài; giải quyết hài hòa, hợp lý giữa hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện; vừa tập trung xử lý hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên và giải quyết những vấn đề tồn đọng kéo dài; vừa kịp thời ứng phó những vấn đề mới phát sinh và tạo nền tảng mang tính căn cơ, dài hạn cho phát triển nhanh, bền vững.
Được đặt lên hàng đầu trong mục tiêu tổng quát của kế hoạch năm sau là tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả các loại dịch bệnh.
Có 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường; trong đó: tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5 - 6%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1 - 1,5%... Thủ tướng báo cáo Quốc hội.
Nêu nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp; bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tập trung giữ vững ổn định thị trường tài chính, tiền tệ; nâng cao chất lượng tín dụng; đẩy mạnh cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án thua lỗ kéo dài.
Phát triển mạnh thị trường trong nước; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và các chuỗi cung ứng, phấn đấu thặng dư thương mại bền vững. Có chính sách phù hợp, công khai, minh bạch trong điều hành giá điện, xăng dầu, hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác. Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, Thủ tướng nêu giải pháp tiếp theo.
Lãnh đạo cao nhất của Chính phủ cũng cho biết sẽ hoàn thiện và triển khai hiệu quả chính sách về lao động, tiền lương, trong đó thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023. Trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2023 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Triển khai hiệu quảChương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng.
Sau báo cáo của Thủ tướng, báo cáo thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội của Uỷ ban Kinh tế cũng sẽ được trình bày trong phiên khai mạc.
(责任编辑:La liga)
- ·Loại màng bọc có khả năng cảnh báo thực phẩm hỏng
- ·Vi phạm sở hữu trí tuệ: Có thể bị xử lý hình sự
- ·Hơn chục "hot girl nhí" cùng bạn trai bay lắc thâu đêm trong nhà trọ
- ·GrabFood chung tay cùng cộng đồng giảm rác thải nhựa
- ·Trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài có sao không? Làm sao xử lý?
- ·Buôn lậu thuốc lá vẫn diễn biến phức tạp
- ·Lượng xe tăng cao cận Tết Nguyên đán, lối ra cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi ùn ứ
- ·Sử dụng 132,83 tỷ đồng để bình ổn giá xăng dầu trong quý IV/2023
- ·Mục đích và ý nghĩa Ngày pháp luật Việt Nam
- ·Công bố quyết định kiểm toán ngân sách địa phương năm 2023 tại TP. Hà Nội
- ·Công bố Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán
- ·Bổ sung quy định liên quan đến khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
- ·Tạm giữ tài xế thông chốt kiểm tra nồng độ cồn, kéo xe CSGT tóe lửa trên đường
- ·Hà Nội thu giữ nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc
- ·CEO ChatGPT ủng hộ việc thiết lập khung pháp lý để kiểm soát trí tuệ nhân tạo (AI)
- ·Kình ngư Ánh Viên thất bại ở 2 cự ly 200m và 800m
- ·Đại lý cà phê phá sản ở Đắk Nông, còn nợ người dân 24 tỷ đồng
- ·Real Madrid "bất lực" trước Man City trong ngày vắng Ronaldo
- ·Nhà máy sản xuất mỹ phẩm Kachi
- ·Thu hẹp diện hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng 5%