【bang xep hang hang nhat quoc gia】55% kiều hối của Việt Nam đến từ Mỹ
Đây là thông tin được Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) công bố tại Báo cáo “Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam”.
Theo đó, kiều hối của Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước đứng đầu thế giới, đứng thứ hai trong ASEAN, chỉ sau Philippines và Việt Nam chiếm 2,5% tổng lượng kiều hối toàn cầu năm 2017.
Ở các nước ASEAN, kiều hối là một phần quan trọng của bức tranh tài chính của một số nước. Philippines là nước tiếp nhận kiều hối nhiều nhất với tổng lượng kiều hối là 25,6 tỷ USD năm 2015, nhiều gấp hai lần lượng kiều hối của Việt Nam (11 tỷ USD), nước tiếp nhận lượng kiều hối nhiều thứ hai trong khu vực.
Theo UNDP, hàng năm, lượng kiều hối về Việt Nam vào khoảng 6-8% tổng GDP trong cả giai đoạn 2006-2017, cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác (bình quân 1-2% GDP), tương đương với lượng FDI và cao gấp 4 lần so với lượng ODA vào Việt Nam. Kiều hối đã góp phần hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, làm tăng dự trữ ngoại hối và cân đối cán cân vãng lai của đất nước.
“Những dòng kiều hối này có thể đóng góp có ý nghĩa hơn cho sự phát triển kinh tế của đất nước, tăng dự trữ ngoại tệ và cân đối tài khoản vãng lai, nếu như chúng được chuyển nhiều hơn thành những khoản đầu tư có hiệu quả cho sản xuất”, báo cáo của UNDP nhấn mạnh.
Ở Philippines, kiều hối chiếm 17% tổng nguồn tài chính trong khi ở Myanmar chỉ chiếm 13% và Việt Nam 12%. Quy mô kiều hối tăng nhanh cùng với tốc tộ tăng trưởng hàng năm cao hơn mức bình quân của thế giới là khoảng 10%, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng GDP đã sụt giảm đáng kể từ năm 2010.
Báo cáo của UNDP cho thấy, trong tổng lượng kiều hối vào Việt Nam, Mỹ là nguồn lớn nhất (55%), kế đó là Australia, Canada, Pháp, Đức và Hàn Quốc. Những nhóm đối tượng chính gửi kiều hối về Việt Nam là Việt kiều hải ngoại và lao động xuất khẩu.
Theo đó, Việt kiều (chủ yếu định cư ở Mỹ, Canada, Đức và Pháp) chiếm phần lớn lượng kiều hối gửi về nước (khoảng 80-90%). Trong khi đó, xuất khẩu lao động chiếm một tỷ lệ nhỏ (6-7%) tổng lượng kiều hối, nhưng đang gia tăng theo đà gia tăng nhanh của xuất khẩu lao động sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Nhận định từ các chuyên gia UNDP cho thấy, dòng kiều hối ngày càng nhiều, kiều hối có thể có ảnh hưởng đáng kể đến nguồn tài chính phát triển của Việt Nam nếu ngoài phục vụ mục đích tiêu đùng, kiều hối được chuyển sang các dự án đầu tư sản xuất/kinh doanh và chuyển ra khỏi lĩnh vực bất động sản hoặc “tích lũy” dưới dạng vàng hoặc ngoại tệ.
(责任编辑:World Cup)
- ·Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
- ·Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung về tần số vô tuyến điện
- ·Sức ép dồn lên Kỳ họp thứ Nhất
- ·Sẵn sàng cho ngày tuyển quân
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Công bố quyết định nhân sự của Ban Bí thư
- ·Hút khách bằng hoạt động ngắm cảnh trên không
- ·Nêu 3 đề xuất quan trọng để ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh biển
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt hơn, hiệu quả hơn
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Chờ ngày nhập ngũ
- ·Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về chống dịch Covid
- ·Ngắm hoàng hôn, thưởng thức trà chiều ở hồ Lục Nhạc
- ·Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- ·Thừa Thiên Huế: Doanh thu du lịch đạt khoảng 8.500 tỉ đồng
- ·Đức cam kết hỗ trợ 143,5 triệu Euro cho Việt Nam trong 2 năm tới
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Cuba, thúc đẩy hợp tác vaccine
- ·Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- ·Tin tưởng và kì vọng vào Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ