【soi kèo angola】Băng rừng già trong mưa gió để ngắm phong lá đỏ trên đỉnh Nhìu Cồ San gần 3.000m
Với chị Dương,ăngrừnggiàtrongmưagióđểngắmphongláđỏtrênđỉnhNhìuCồSangầsoi kèo angola chuyến chinh phục Nhìu Cồ San là hành trình "khắc nghiệt" nhất trước giờ: Băng rừng già, leo dốc cao trong mưa gió, vượt đường trơn, sình lầy lội, liên tục trượt ngã, có lúc đôi chân tê cứng, căng cơ.
"Dẫu vất vả nhưng mình không bỏ cuộc. Khi trở về, mình cảm thấy vô cùng tự hào. Mình như được trải qua chuyến thám hiểm kì bí, lạc về thời tiền sử đầy ma mị", chị Dương tâm sự. Chị Dương gọi đây là hành trình "dành cho những đôi chân không biết mệt, những đôi mắt thích chìm đắm vào thiên nhiên và những trái tim đầy nghị lực".
Nhìu Cồ San trong tiếng dân tộc H'Mông có nghĩa là "sừng trâu", bởi ngọn núi có hai đỉnh chĩa giữa trời, uốn cong như chiếc sừng khổng lồ. Nhìu Cồ San nằm ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách Sa Pa khoảng 60 km.
Nằm ở độ cao 2.965 m so với mực nước biển, vài năm gần đây, Nhìu Cồ San trở thành điểm đến thu hút du khách nhờ vẻ đẹp hoang sơ cùng hệ thực vật phong phú.
Mỗi mùa, Nhìu Cồ San có vẻ đẹp riêng. Vào tháng 1 đầu năm, du khách có thể bắt gặp băng tuyết phủ đỉnh núi. Sang mùa xuân, sắc hoa đỗ quyên rực rỡ trong nắng. Dịp cuối năm - tháng 12, trên đường tới đỉnh núi, lá phong vàng, đỏ đan xen giữa khu rừng nguyên sinh phủ kín rêu xanh.
Trước khi tham gia chuyến chinh phục Nhìu Cồ San 2 ngày 1 đêm, chị Dương từng chinh phục đỉnh Pha Luông, Lảo Thẩn và ba cực Bắc, Đông, Nam của Tổ quốc. Chị duy trì việc tập nhảy để có sức khỏe dẻo dai, linh hoạt.
Ngày đầu đoàn leo Nhìu Cồ San, trời mưa liên tục, không ngớt. Chị Dương phải mặc áo mưa gần như xuyên suốt chặng đường. Mưa làm đường trơn, lầy, nhiều lúc kết hợp gió lớn, cảm giác như "thổi bay người bất cứ lúc nào".
"Thời tiết xấu nên porter (người dẫn đường địa phương) phải thay đổi lộ trình", chị Dương cho biết.
Thời tiết không thuận lợi nhưng chị Dương vẫn bị thu hút bởi thảm thực vật phong phú của khu rừng. Dưới chân núi là tầng sinh trưởng của cây bụi, thảm cỏ, mọc xen lẫn những vách đá. Lên cao hơn là rừng thảo quả tỏa hương thơm một vùng, rừng trúc cả nghìn cây mọc chen chúc xung quanh những dòng suối cạn.
Tới lưng chừng núi là một khu rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ đủ hình thù, bám rêu phủ đầy từ thân lên tán cây, cành cây.
17h chiều, đoàn tới lán nghỉ. "Đi cả ngày vất vả nên lúc thấy lán nghỉ, ai cũng vỡ òa hạnh phúc, chỉ muốn tìm một chỗ, đặt lưng rồi ngủ một giấc thật sâu", chị Dương cho biết. Lán nghỉ còn thiếu thốn, kém tiện nghi hơn rất nhiều cuộc sống ở thành phố, tuy nhiên, chị Dương thấy đây là trải nghiệm thú vị. "Bên trong lán ấm cúng và an toàn. Dù bên ngoài trời mưa to, gió rít từng cơn nghe thấy rõ nhưng mình vẫn cuộn tròn trong chăn ấm. Như vậy là may mắn rồi", chị nói.
Buổi tối cả đoàn quây quần ăn lẩu, đàn hát, trò chuyện trong ánh sáng của những chiếc đèn pin. Ở đây, điện thoại thông minh trở thành vật "vô tác dụng" vì không có sóng.
Sáng ngày thứ hai do trời tiếp tục mưa lớn, đoàn ở lớn chờ trời ngớt mưa mới leo tiếp tới đỉnh. 9h cả đoàn xuất phát. Càng gần đỉnh núi, những cây phong đỏ đang vào mùa thay lá hiện ra càng nhiều. Phong ở đây là loại lá 5 cánh giống như ở những nước ôn đới chứ không phải là phong hương (sau sau) vốn được trồng nhiều ở các tỉnh đông bắc như Quảng Ninh, Cao Bằng….
Đến 11h30, chị Dương chính thức chạm tới đỉnh Nhìu Cồ San.
Khi từ đỉnh núi trở xuống, do sức khỏe giảm so với lúc leo, chị Dương bắt đầu cảm thấy đôi chân có vấn đề. Những đoạn đường đá dốc nối nhau liên tục khiến chị đuối sức, trượt chân liên tục. Khi còn khoảng 1/3 quãng đường nữa mới xuống tới chân núi, chân chị căng cơ. Chị Dương phải nhờ tới sự hỗ trợ của porter mới có thể xuống núi kịp đoàn.
"Nếu chỉ nhìn vào đích đến - 2965m, bạn sẽ bỏ cuộc ngay từ đầu, nhưng khi chia nhỏ quãng đường, đạt từng mốc 1,2,3... mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. Chỉ cần bạn vẫn kiên trì bước tiếp, đích đến vẫn chờ bạn chinh phục", chị Dương chia sẻ.
Một số lưu ý cho hành trình chinh phục Nhìu Cồ San:
- Thời điểm đẹp nhất chinh phục Nhìu Cồ San là từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau. Du khách nên xem dự báo thời tiết, chọn ngày nắng, khô ráo để hành trình an toàn nhất.
- Du khách nên chuẩn bị những bộ đồ, áo, mũ ấm, áo chống mưa, một đôi giày leo núi thật tốt. Tất cả đều phải để trong balo chống nước để tránh bị ướt khi gặp mưa.
- Nên mang theo nước và đồ ăn vặt để nạp năng lượng trên đường đi.
- Mang theo các đồ dùng cá nhân như kem đánh răng, bàn chải, khăn. Nếu dừng nghỉ ở lán sẽ có nước nóng để tắm gội với giá 50.000 đồng/người, tuy nhiên cũng không được dùng quá nhiều.
Ảnh: Dương Dương Blog/ Cương Hà
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Quảng cáo thế nào là hợp pháp?
- ·Mỹ cắt ngân sách dành cho WHO: Hại nhiều hơn lợi
- ·Lãnh đạo Cộng hòa Czech: Hãy lấy cảm hứng từ Việt Nam để chống Covid
- ·Đồng Nai: Minh "râu" bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân
- ·Bị trộm mất sổ đỏ, tôi phải làm thế nào?
- ·Giải Oscar 2022: Những giải thưởng đầu tiên đã có chủ
- ·Tín hiệu khả quan cho châu Âu
- ·Nỗ lực cơ cấu lại nợ đã làm giảm áp lực nợ công
- ·Đo bằng máy, đất tự dưng 'bé đi' 25m2?
- ·Nhiều khả năng xảy ra xung đột giữa Israel và Palestine
- ·Nỗi day dứt của mẹ nhặt ve chai con ung thư máu
- ·Sóng gió trong quan hệ Ấn Độ
- ·Tổng thống Brazil “đùa với tử thần”
- ·Khẩn trương tiếp cận các nạn nhân trong vụ sạt lở tại Nam Trà My
- ·Bỏ nhà đi nhưng con rể vẫn đòi chia tài sản
- ·Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Sẽ tiếp tục bổ sung nguồn lực cho các tỉnh miền Trung
- ·Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tài sản
- ·Tìm hiểu chế độ hưởng tuất của vợ sĩ quan cao cấp
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 131 phát hành ngày 1/11/2020