【lich bóng da hom nay】Hồi sinh giấc mơ làm giàu với dó bầu
Khoảng gần chục năm trở lại đây, câu chuyện về cây dó bầu đã đem lại nhiều cung bậc cảm xúc cho người nông dân. Ngày mới xuất hiện, dó bầu được xem như là cơ hội làm giàu cho bao nông dân nghèo, đặc biệt là ở vùng điều kiện đất đai cằn cỗi, đồi dốc khó trồng các loại cây công nghiệp khác. Song giấc mơ ấy cũng nhanh chóng tan biến sau 5-6 năm - thời điểm cấy trầm bị thất bại. Nhưng trong cơn “bĩ cực” ấy, gia đình anh Năm đã tạo nên một bước đột phá trong chế tạo thuốc và kỹ thuật cấy trầm, khiến thay đổi tất cả và hồi sinh giấc mơ làm giàu cho hơn 1.000 ha dó bầu hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước cũng như hàng chục ngàn ha dó bầu trong cả nước.
Và từ lời quảng bá gió bay cho bài toán “siêu kinh tế” từ cây dó bầu của ngành nông nghiệp, hàng ngàn gia đình đã đổ xô trồng dó bầu chờ ngày thành tỷ phú. Nhưng giấc mơ ấy không những dang dở mà còn đưa bao gia đình đến đói nghèo. Vật lộn cùng giấc mơ đổi đời với cây dó bầu, hàng trăm nông dân đã tìm cách bước qua những kỹ thuật cổ điển của ngành nông nghiệp và hóa chất để tìm lối thoát cho chính gia đình mình và cho cộng đồng.
TRONG CÁI KHÓ, LÓ SÁNG TẠO
Chúng tôi đến thăm gia đình anh Võ Văn Chương, thường gọi là anh Năm Chương, nguyên là Chánh thanh tra tỉnh. Anh Năm nói bây giờ anh chị làm nông dân 100%. Ý tưởng với cây dó bầu của anh từ 5-7 năm trước nhưng chỉ đạo từ xa cho vợ con. Đến khi nghỉ hưu anh mới trực tiếp cùng vợ con mày mò. Và trời đã không phụ công gia đình anh. Có thể nói, kết quả của quá trình lần mò ấy đã tìm ra lối thoát như trong mơ với hơn 1.000 ha dó bầu hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Tiếng lành lan nhanh, tin anh chị cấy trầm với công nghệ và hóa chất của gia đình với chi phí thấp, đặc biệt là trầm cả cây, qua một số hội thảo đã đến tai hàng chục ngàn nông dân miền Trung. Anh chị “đã bị” hàng trăm nông dân miền Trung “bắt cóc” phải đem “công nghệ” của mình đi phổ biến.
Hệ thống 6 lò chưng cất tinh dầu trầm hương của doanh nghiệp tư nhân trầm hương Việt Hải
Anh Năm vẫn mang vẻ lịch lãm, cẩn trọng: Bà con miền Trung đổ mồ hôi sôi nước mắt trồng cả chục năm, mười lăm năm, có cây hai mươi năm, không dám cấy trầm vì sợ cấy không thành công thì họ đứt ruột. Vì thế, họ tin mình, họ muốn mình làm hàng loạt, nhưng mình chỉ thử nghiệm trên cành lớn, mỗi nhà một chút, xem điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, liều lượng như thế nào. Kiểm tra xem kết quả như thế nào mới tính tiếp. Rất may, chuyến đi đã đem lại kết quả tốt. Bây giờ bà con họ gọi ra cấy trầm cho họ dữ lắm nhưng việc nhiều nên anh chị chưa đi được.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Nhà mini thu gom pin đã qua sử dụng ở Hà Nội
- ·Agribank nỗ lực thúc đẩy tín dụng xanh, phát triển bền vững
- ·Nói không với túi nilon: Bắt đầu từ các bà nội trợ
- ·Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Thay đổi thiết kế, quy trình sản xuất theo hướng tuần hoàn
- ·Tập huấn nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp
- ·Cách doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu 'xanh'
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Thừa Thiên
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·'Thu gom vỏ hộp
- ·Khi tín đồ làm đẹp yêu thích sản phẩm thân thiện với môi trường
- ·Người tiêu dùng thay đổi, doanh nghiệp đối mặt 'bài toán mới'
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·Đẩy mạnh dự án 'Cánh rừng Net Zero', Vinamilk khoanh nuôi tái sinh 25ha rừng ngập mặn Cà Mau
- ·Vai trò của doanh nghiệp trong thu gom, tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam
- ·SeABank trao tặng 25.000 cây phủ xanh đất rừng tại Đắk Lắk
- ·Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- ·Những khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp trong xu hướng tiêu dùng xanh