【nhận định bóng đá atletico】Tiết lộ về những tấm thảm Ba Tư huyền thoại mang về tỷ USD sắp biến mất
Sự ra đời của những tấm thảm Ba Tư đắt giá
Trong thế giới thảm,ếtlộvềnhữngtấmthảmBaTưhuyềnthoạimangvềtỷUSDsắpbiếnmấnhận định bóng đá atletico không thể không nhắc đến thảm Ba Tư, niềm tự hào của người Iran. Với mức giá thường lên đến hàng chục nghìn USD, chúng được ví như những chiếc túi Hermes Birkin hay dòng xe thể thao sang trọng trong ngành công nghiệp thảm.
Mặc dù một số quốc gia gắn liền với thuật ngữ "thảm Ba Tư", nhưng thảm Ba Tư đích thực và các phương pháp sản xuất chúng truyền thống đều có nguồn gốc từ Iran. Mỗi tấm thảm Ba Tư được coi là một tác phẩm nghệ thuật phản ánh lịch sử và văn hóa của Iran.
Có nhiều loại thảm Ba Tư, mỗi loại được phân biệt bằng chất liệu, hoa văn và kỹ thuật dệt, từ thiết kế hoa của Isfahan ở miền trung Iran, đến các chi tiết tinh xảo, phức tạp của thảm Qom, sự chắc chắn, gọn gàng của thảm Bidjar ở làng Tây Kurdish...
Tuy nhiên, có lẽ thảm Gabbeh, được sản xuất tại tỉnh Fars phía Tây Nam Iran, là loại thảm truyền thống nhất, đặc trưng bởi thiết kế táo bạo.
Một trong những nét đẹp của thảm Gabbeh là người xem có thể quan sát thấy những gì trong ẩn chứa trong tâm trí của người thợ dệt. Chẳng hạn, một người thợ dệt ngồi ở sân sau của gia đình, dệt lên tấm thảm hình ảnh rừng, núi, đồng bằng, cánh đồng và thậm chí cả những chú cừu và những đồ vật khác nhau mà họ đã nhìn thấy. Câu chuyện của những tấm thảm Gabbeh đã ra đời một cách mộc mạc như vậy.
Theo truyền thống, thảm Ba Tư được làm từ len cừu, được đun sôi, kéo thành sợi và nhuộm bằng tay. Những sợi len tinh xảo thường được nhuộm bằng chất tạo màu tự nhiên lấy từ thực vật và côn trùng bản địa. Ở nhiều vùng, người ta có thể chứng kiến hàng trăm thợ dệt làm việc ở cùng một chỗ vào thời điểm bất kỳ.
Tuy nhiên, tại tỉnh Fars, nơi nghề dệt thảm được công nhận là một phần trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, nguyên liệu được phân phối đến các ngôi làng nhỏ để phụ nữ địa phương dệt tại nhà của họ.
Tùy vào diện tích, mỗi ngôi nhà sẽ có một khung dệt có kích thước phù hợp. Sự khác biệt giữa các loại thảm, đặc biệt là thảm Gabbeh, là khung dệt thảm được đặt trên mặt đất, theo phương nằm ngang. Điều đó có nghĩa là người thợ dệt phải làm việc vất vả hơn rất nhiều, khiến lưng của họ luôn cong và phải hoạt động thường xuyên trong tư thế có hại.
Để có được một tấm thảm có độ chi tiết cao, thợ thủ công phải dệt hơn 50 mũi/cm2. Tuy nhiên, hầu hết các tấm thảm không được đánh giá dựa trên số lượng mũi dệt, mà dựa trên chất liệu, thiết kế và kích thước tổng thể của chúng. Tấm thảm càng lớn thì càng mất nhiều thời gian, và cần tới 3-4 người cùng làm việc để hoàn thành. Một người có thể phải mất tới 2 năm nếu muốn dệt một chiếc thảm Gabbeh dài 12 mét.
Trong khi một số loại thảm Ba Tư tuân theo các thông số kỹ thuật thiết kế, thì quá trình dệt thảm Gabbeh thường hoàn toàn ngẫu hứng và người thợ dệt có thể thêm vào các họa tiết truyền thống, chẳng hạn như dê, cây cối và búp bê. Đặc biệt, thợ thủ công ở mỗi khu vực chỉ có thể dệt hoàn hảo một loại thảm đặc trưng cụ thể.
Giá trị tỷ đô và nguy cơ mai một
Nguồn gốc của những tấm thảm Ba Tư có niên đại ít nhất 2.500 năm trước, dưới thời đế chế Ba Tư trị vì khắp các quốc gia láng giềng, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Di sản và truyền thống làm thảm vẫn còn tồn tại ở khắp các khu vực mà đế chế Ba Tư đã từng cai trị.
Trên thực tế, hàng năm Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất khẩu hàng tỷ USD thảm dệt thủ công trên toàn thế giới, cao hơn nhiều so với giá trị xuất khẩu thảm của Iran. Vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đôi khi bị nhầm lẫn là nơi sản sinh ra thảm Ba Tư đích thực.
Kỷ lục tấm thảm Ba Tư đắt nhất từng được ghi nhận trong Sách kỷ lục Guiness thế giới thuộc về một tấm thảm có từ thế kỷ 17, được bán với giá 33,8 triệu USD trong một cuộc đấu giá diễn ra vỏn vẹn 10 phút vào tháng 6/2013 tại London (Anh).
Ngày nay, xuất khẩu thảm là lĩnh vực mang đến nguồn lợi nhuận rất lớn cho nền kinh tế ở Iran, chỉ sau dầu khí. Bất chấp lịch sử phong phú của nghề sản xuất thảm thủ công ở Iran, những tấm thảm Ba Tư quý hiếm và đắt giá được sản xuất ở các làng nghề truyền thống có thể sẽ biến mất.
Nguyên nhân trước hết là do phần lớn nguồn lợi thu được rơi vào tay những người môi giới buôn bán trung gian, chứ không phải là những người thợ dệt. Đồng thời, tầng lớp trẻ đã tận mắt chứng kiến bộ dạng đau ốm và các vấn đề về sức khoẻ của mẹ và bà mình khi theo nghề này, do đó họ không muốn kế nghiệp.
Theo dự đoán, có thể chỉ trong vòng 15 đến 20 năm nữa, những tấm thảm Ba Tư sẽ hoàn toàn biến mất tại Iran.
(Theo Businessinsider)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·“Trợ lý” đắc lực cho môi giới bất động sản
- ·“Cơn khát vốn” thúc đẩy M&A bất động sản
- ·Văn bản mới
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·Bụi phủ kín mặt đường
- ·Xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng: Cần phát huy hiệu quả chợ quê
- ·Quảng Ngãi dự báo bất động sản sẽ tăng trong thời gian đến
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải ký cam kết không chở hàng quá tải
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) vẫn còn nhiều lấn cấn
- ·Văn bản hợp nhất hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ
- ·Cần thêm giải pháp mạnh tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản
- ·1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- ·Đàn bò tụ họp giữa đường!
- ·Xây dựng lực lượng Cảnh sát giao thông bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ
- ·Vụ ngang nhiên rào chắn lối đi chung ở xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên: Phát sinh… nhiều “mâu thuẫn”
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·[Live] Hội thảo Gỡ vướng địa ốc