【kkqbd】Minh bạch và an dân
Do đó với 3 ca trực mỗi ngày phải chăng tổng doanh thu mỗi ngày sẽ cao hơn nhiều con số trên?ạchvàandâkkqbd Doanh nghiệp đã giải thích số tiền này do một số ca dồn lại nhưng có vẻ chưa thuyết phục. Trước sức ép từ dư luận, hiện Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang thanh tra hoạt động thu phí ở tuyến cao tốc này để rõ con số thực hư. Và kết quả ngày đầu thanh tra (18/2) trạm phí Dầu Giây đã thu được số tiền 767 triệu đồng, tổng số thu toàn tuyến trong ngày là 3,3 tỷ đồng. Cho dù con số ngày đầu được công bố nhưng dư luận cũng chưa hết nghi ngờ.
Thực tế hiện nhiều trạm thu phí BOT đang bị người dân phản đối hết sức quyết liệt bởi trạm đặt sai vị trí, đặt trên tuyến đường vốn không phải xây dựng theo hình thức BOT, tuy nhiên những trạm thu phí này vẫn được Bộ Giao thông vận tải đồng ý cho hoạt động. Hơn nữa, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, tất cả các trạm BOT phải sử dụng công nghệ thu phí không dừng (tự động). Lộ trình bắt buộc hết năm 2018 tất cả trạm trên Quốc lộ 1 phải thu phí không dừng, hết 2019 là với tất cả trạm trên toàn quốc. Tuy vậy, đến nay mới chỉ một số trạm thực hiện.
Một ngày trì hoãn thu phí tự động là thêm một ngày các trạm BOT có thể giấu con số thực thu của mình. Khi những trạm thu phí này còn chưa minh bạch, chưa hợp lý thì những bất ổn từ sự bức xúc của người dân chưa thể dừng lại.
Một câu chuyện khác đầu năm, khi hoạt động dâng sao giải hạn “bùng nổ” ở nhiều ngôi chùa, người ta mới ước tính có chùa thu đến hàng chục tỷ đồng. Không chỉ tiền “dịch vụ” này, số tiền công đức khổng lồ ở một số đền, chùa khiến nhiều người đặt câu hỏi: Ai quản lý số tiền này? Nó được sử dụng ra sao? Người dân công đức, đóng góp tiền “giọt dầu” trên cơ sở của chữ Tâm, để người thụ nhận phục vụ hoạt động phật sự, tu bổ cơ sở thờ cúng. Nếu như trước đây người ta ít quan tâm vấn đề này nhưng nay hiện tượng trục lợi tâm linh, buôn thần bán thánh đang nở rộ thì việc cần minh bạch những số tiền khổng lồ trên là điều cần phải làm. Minh bạch điều này chính là thúc đẩy hoạt động phật sự được đúng giáo lý nhà Phật, đúng pháp luật. Quan trọng hơn qua đó người dân thấy thỏa mái hơn, yên tâm mỗi khi cúng tiến. Qua đó hoạt động tâm linh của toàn xã hội nề nếp, văn minh hơn.
Hai câu chuyện đang nóng hổi tính thời sự trên chỉ là một vài ví dụ về sự thiếu minh bạch trong quản lý kinh tế, xã hội.
Nhìn thẳng thực tế, việc thiếu minh bạch trong quản lý kinh tế, xã hội đang là nguồn cơn của những bất an trong đời sống xã hội. Mỗi bộ, ngành cần thấy rõ trách nhiệm của mình để thúc đẩy các hoạt động kinh tế, xã hội đúng pháp luật, công khai, minh bạch. Khi thấy rõ sự minh bạch, hợp lý, người dân sẽ tin tưởng vào sự quản lý của các cấp ngành, hạn chế những bất ổn trong đời sống xã hội, tạo nền tảng, động lực quan trọng để phát triển đất nước.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Trồng hoa nơi đảo xa
- ·Đồng bộ hệ thống pháp luật để tự chủ đại học không còn là “tự lo”
- ·HDBank dành nhiều ưu đãi vượt trội cho các nhà thầu
- ·Top 5 công nghệ quân sự làm thay đổi chiến tranh
- ·Không được nâng lương do…kỷ luật không công bố
- ·Mỹ bắt 2 công dân tình nghi gửi công nghệ hàng không cho Nga
- ·Mỹ bắt 2 công dân tình nghi gửi công nghệ hàng không cho Nga
- ·Không tổ chức lớp không chuyên trong trường trung học phổ thông chuyên
- ·‘Cô đã ... với nó thế nào?’
- ·Giáo dục ứng xử văn hóa trên không gian mạng cho học sinh
- ·Kiến nghị sớm bố trí vốn đầu tư nâng cấp Quốc lộ N2 đoạn Mỹ An
- ·Giá vàng SJC rớt khỏi mốc 79 triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới giảm sâu
- ·Tạo đột phá, vươn mình thành Đại học Quốc gia
- ·Nhiều dấu hiệu vi phạm trong vụ 44.000 tấn quặng thô của Công ty Bảo Nguyên
- ·Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng thống Ai Cập
- ·Phát triển các hoạt động chuyên môn độc lập cho các ngành khoa học sức khoẻ
- ·“Bắt bệnh” rớt tốt nghiệp ở hệ giáo dục thường xuyên
- ·VietinBank giảm tiếp lãi suất từ 0,2
- ·Xử lý nghiêm vi phạm kinh doanh thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
- ·Phúc Bảo An Trường Thịnh 2.0: Đầu tư an toàn, bảo vệ toàn diện