【ti so bong da lu】Người thay đổi "số phận" xoài, cóc, ổi và… ước gì!
Trở về từ Trường Đại học Ghent,ườithayđổiquotsốphậnquotxoiccổivướti so bong da lu Vương Quốc Bỉ, Tiến sĩ (TS) Phan Thị Thanh Quế, giảng viên thuộc Bộ môn Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, lặng lẽ hiện thực hóa ý tưởng thay đổi "cuộc đời" cho xoài, cóc, ổi, khô, mắm…, những sản vật nhà quê có vẻ như chỉ loanh quanh đâu đó trong sân nhà, dễ gì đuổi kịp làn sóng công nghệ 4.0 đang ào ạt tiến về phía trước.
Góc nhìn thực tế
Cô Nhan Tuyết Trinh, chuyên gia trong lĩnh vực tiêu chuẩn tìm tới TS Phan Thị Thanh Quế để cùng tìm sự an toàn cho mắm, ba khía, khô khoai, khô lù đù…trong những đơn hàng "xuất ngoại". "Cô Trinh đóng vai trò người mua hàng đặt ra những yêu cầu thực tế về chất lượng và chúng tôi đã khảo sát, thực hiện các biện pháp kiểm soát quy trình từ khâu xử lý nguyên liệu, chọn lựa công nghệ ứng dụng để xử lý nấm, chuẩn hóa theo những thông số để bảo đảm tính đồng nhất… Tất cả được viết thành bộ tiêu chuẩn ngành hàng" - TS Phan Thị Thanh Quế cho biết.
TS Phan Thị Thanh Quế và cộng sự.
Những sản phẩm gốc bản địa: Mắm, ba khía, cá tra, sặt rằn, lù đù, cá khoai, cá thát lát rút xương… can thiệp bằng công nghệ nào để làm ra sản phẩm gì mới hơn cách làm truyền thống? Xứ mình có bao nhiêu loại thủy, hải sản có thể thương mại hóa thực sự là câu hỏi không dễ trả lời.
Thông thường, những cơ sở nhỏ, thậm chí cực nhỏ hoặc của sinh viên muốn khởi nghiệp nhưng gặp rắc rối không biết hỏi ai hoặc đã được một công ty nào đó tư vấn nhưng lại là "điều kiện bất khả thi" nên các bạn tìm tới TS Phan Thị Thanh Quế. Có bạn muốn làm sản phẩm từ đậu phộng, loại hạt có dầu, từng tẩm gia vị (mặn, ngọt, cay…) và nay muốn thêm gấc để đa dạng hóa sản phẩm, chỉ tính tới thiết bị rang với công suất 10kg/mẻ, ngoài đậu phộng có thể khai thác nguyên liệu hạt điều, đậu nành… Cũng có chủ trang trại muốn làm nước ép từ thanh long, mãng cầu, xoài, công suất 150-200 lít/ngày. Một doanh nghiệp làm bún ở Vĩnh Long muốn kéo dài thời gian bảo quản thêm 3 ngày. Một xóm làm nước mắm rươi ở Dân Thành, Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh muốn nước mắm có màu mật ong, cánh gián… Ngay cả trường hợp cần tư vấn đột xuất TS Phan Thị Thanh Quế cũng sẵn sàng trợ giúp.
Theo TS Phan Thị Thanh Quế, các cơ sở nhỏ, lâu nay làm theo kinh nghiệm, không kiểm soát được thông số tiêu chuẩn nên chất lượng không ổn định, công việc của cô là tư vấn giúp họ chọn nguyên liệu làm nước ép đủ độ chín, cách xử lý nhiệt khi rang hạt có dầu... với thông số, thiết bị cụ thể. Vấn đề không có gì lớn lao nhưng điều này giúp các cơ sở tiến gần tới việc kiểm soát chất lượng, loại dần những nguy cơ tiềm ẩn. Cách tìm vui của cô là tự làm một chuỗi sản phẩm từ cóc chín, nước xoài, ổi… tới mứt đông (confiture) đơn giản vì nguyên liệu giá rẻ, chưa có người quan tâm dù chưa có ai đặt hàng, nhưng đó cũng là cách thu hút sự chú ý khi tạo ra sản phẩm khác biệt. Đối với các sinh viên là con nhà nông thì những sản phẩm có gốc bản địa sẽ gợi mở, dẫn dắt các em tới những giá trị thiết thực, tạo lực đẩy cho ý tưởng làm giàu giá trị tăng thêm từ khâu sau thu hoạch - một cách tiếp cận thân thiện và gần gũi.
Khi nhà nghiên cứu bị "đứng hình"!
Có những cơ quan địa phương nhờ trường thực hiện các nghiên cứu, chuẩn hóa để lấy mẫu đăng ký, khi mẫu được công nhân điện thoại nói bây giờ nguyên liệu không có nữa, không có kinh phí để đầu tư nên cũng không có tiền thanh toán cho các nghiên cứu chuẩn hóa trước khi đăng ký!
Buồn về chuyện "Kinh phí" - TS Quế nói : Làm ơn đừng bắt nhà khoa học nói đi nói lại vấn đề này nữa vì muốn làm thì cứ nhìn thẳng vào thực tế, nguồn lực, có biết bao nhiêu việc phải làm, vấn đề là có muốn làm hay không mà thôi. Nếu quyết tâm thì cùng tìm cách làm, cùng vượt qua khó khăn.
Từng "liệu cơm gắp mắm", dựa vào điều kiện có sẵn của trường và tiền túi cá nhân, tự hiểu may mắn là khoa, trường luôn khích lệ nghiên cứu dù kinh phí rất "hẽo", nhưng nhờ mọi người động viên nhau nên TS Quế cứ làm với tất cả đam mê. Hơn nữa, lâu nay tập trung nghiên cứu thì chỉ lo chuyên môn chứ không thể quán xuyến hết các tác nhân khi đưa sản phẩm công nghệ ra thị trường, do giữa nghiên cứu khoa học và chiết tính kinh tế chưa khớp nhau nên nhiều công trình nghiên cứu xong đút hộc tủ. Cũng có địa phương, doanh nghiệp nghe nói những công trình trong hộc tủ hay lắm tới bàn chuyện chuyển giao, nhiều khi tới nơi thấy nhiều công trình nghiên cứu hay quá họ nói cứ tính chi phí để bàn giao nhưng rất khó quy những tìm tòi, phát hiện ra thành tiền, chỉ có thể tính những vật tư, chi phí từng được người khác tính và hoạt động nghiên cứu phải trả. Nói xong họ chạy mất chỉ vì suy nghĩ "cấp phát" còn nặng quá.
Có những sản phẩm nghiên cứu bắt "đúng mạch" nhu cầu địa phương như mảng cầu Tân Phú Đông, xoài Hậu Giang, thanh long ở Châu Thành, Long An, cóc ổi ở Phong Điền, Cần Thơ… nếu trùng khớp suy nghĩ với địa phương có thể xin đề tài cấp tỉnh, nhưng từ thảo luận tới quyết định là một quá trình nên nhiều vấn đề nóng được bàn bạc tới khi được duyệt kinh phí thì không còn nóng nữa. Nhưng dù sao vẫn phải tìm kiếm những cơ hội như vậy.
Trong khi đầu tư tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ trong các trường đại học cả nước, bình quân giai đoạn 2011-2015 chỉ khoảng 1,7% ngân sách nhà nước, tương đương 0,4% GDP, thấp so với Thái Lan là 0,48%; Malaysia 1,26% và Singapore là 2,2% GDP (theo World Bank năm 2016) và có xu hướng giảm, nhiều địa phương nói kinh phí nghiên cứu khoa học được nhà nước cấp cho các tỉnh, thành cũng rất thấp và thường là tập trung quản lý ngành.
Nhà khoa học cần điều ước? TS Quế cười hiền, nói về ao ước: "Mong sao có một đầu mối giao tiếp cung - cầu giữa hoạt động nghiên cứu và đời sống, kênh truyền thông thiết thực để các nhà khoa học thuận lợi hơn khi chuyển kiến thức hàn lâm thành công trình hữu dụng. Trong đó, không phải là các cuộc giao dịch chiếu lệ mà là những cuộc trao đổi thật lòng, cùng tìm giải pháp thúc đẩy, mở rộng đầu tư, hỗ trợ và đặt hàng để giải quyết những bức bách đang đặt ra trong đời sống".
Theo Châu Lan – Báo Cần THơ Online
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Mẹ nghèo bật khóc: 'không còn gì bán để cứu con'
- ·Khả năng tham gia IPEF của Việt Nam phụ thuộc vào kết quả của quá trình thảo luận
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội ứng cử ĐBQH ở đâu?
- ·Kỳ họp QH bất thường đầu tiên: Mục tiêu tối thượng phục vụ nhân dân
- ·Tôi có thể quay lại Việt Nam nộp phạt sau 2 năm đi nước ngoài?
- ·Bộ Tài chính và IFC tăng cường khả năng huy động nguồn lực tài chính
- ·Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác tiêm chủng, kiểm soát biến chủng mới Omicron
- ·Ông Võ Văn Thưởng: ''Công tác tuyên truyền Đại hội XIII rất là tốt''
- ·Bi kịch cảnh hai vợ chồng đều mắc bệnh ung thư
- ·6 người ứng cử Đại biểu Quốc hội ở Hà Nội có đơn xin rút
- ·Con ước mình hết bệnh để cha mẹ bớt khổ
- ·Trao quyết định bổ nhiệm ông Lê Khánh Hải làm Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ Thủ tướng Campuchia, Singapore, Malaysia
- ·Tạp chí Hải quan đạt giải Khuyến khích Giải thưởng Bìa báo Tết ấn tượng
- ·Long An: Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng
- ·Tổng Bí thư chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về chống tham nhũng
- ·Việt – Trung vì đường biên giới hợp tác, phát triển, thịnh vượng
- ·F1 đã tiêm 2 mũi vắc xin Covid
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 2/2020
- ·Chính phủ đề nghị kéo dài thời hạn áp dụng xử lý nợ xấu