【kqbd nhật 2】Thái Lan: Thắt chặt quyền lực sau khi dỡ bỏ thiết quân luật
Các biện pháp an ninh đặc biệt - bao gồm lệnh cấm tụ họp chính trị từ 5 người trở lên - sẽ được tiếp tục áp dụng ở Thái Lan, nơi mà những quyền cơ bản của người dân bị xói mòn kể từ khi quân đội tuyên bố thiết quân luật và giành quyền lãnh đạo từ tay chính phủ dân cử hồi tháng 5-2014.
Tuyên bố được phát trên kênh truyền hình quân đội có đoạn: "Một sắc lệnh hoàng gia đã được đưa ra nhằm dỡ bỏ thiết quân luật trên khắp Vương quốc kể từ bây giờ", đồng thời cho biết thêm rằng thiết quân luật sẽ được thay thế bằng các luật lệ khác dựa theo Điều 44 đầy tranh cãi của bản Hiến pháp lâm thời. Sắc lệnh hoàng gia được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tướng quân đội kiêm Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha cho biết ông đã xin phép Quốc vương Bhumibol Adulyadej (người đã 87 tuổi, sức khỏe yếu) được dỡ bỏ thiết quân luật. Trong một động thái nhằm trao thêm cho quân đội các quyền lực giống như khi còn áp dụng thiết quân luật, tuyên bố vào cuối ngày 1-4 cho biết các biện pháp mới sẽ trấn áp "bất kỳ hành vi nào làm tổn hại đến hòa bình, trật tự và an ninh quốc gia, và bất kỳ hành động nào chống lại Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia (NCPO)".
Các cuộc tụ họp chính trị gồm 5 người trở lên vẫn tiếp tục bị cấm đoán và truyền thông vẫn chịu sự kiểm duyệt bởi luật lệ mới quy định Chính phủ có quyền ngăn chặn ngay lập tức việc xuất bản hay công khai bất kỳ tin tức nào "gây hoang mang hoặc bóp méo thông tin". Chiểu theo thiết quân luật, quân đội được quyền khởi tố những ai bị buộc tội vi phạm an ninh quốc gia và phỉ báng hoàng gia ở các tòa án quân đội mà không được quyền kháng cáo. Được biết, Thái Lan là một trong số các nước có luật chống phạm thượng hoàng gia hà khắc nhất thế giới. Trước đó, ngày 31-3, ông Prayut cho biết mặc dù tòa án quân đội sẽ tiếp tục được xét xử các hành vi vi phạm an ninh sau khi dỡ bỏ thiết quân luật, nhưng việc kết án có thể được đưa lên các tòa án cấp cao hơn. Tuy nhiên, tuyên bố hôm 1-4 không đề cập đến việc bị cáo được trao quyền kháng cáo hay không, hay việc các vụ xét xử tội phỉ báng hoàng gia sẽ tiếp tục bị truy tố ở tòa án quân đội hay không?
Tướng lĩnh quân đội Thái Lan đã lên nắm quyền hồi tháng 5-2014 sau nhiều tháng xảy ra các vụ biểu tình bạo lực trên đường phố dẫn đến vụ lật đổ Chính phủ dân cử của bà Yingluck Shinawatra. Sự việc này đánh dấu chương mới nhất của thập kỷ mà ở đó chứng kiến cuộc xung đột chính trị lớn giữa một bên là tầng lớp trung lưu ở Bangkok và phe bảo hoàng - được hậu thuẫn một phần bởi quân đội và bộ máy tư pháp - với một bên là những người lao động ở thành thị và nông dân phía Bắc Thái Lan ủng hộ gia đình Shinawatra.
Giới chỉ trích cho rằng Điều 44 của bản Hiến pháp cho phép ông Prayut có được nhiều quyền lực hơn cả thiết quân luật, trở thành "nhà lãnh đạo với quyền lực tuyệt đối trong tay". Theo Điều 44, Tướng quân đội có thể đơn phương ban hành các luật lệ nhằm trấn áp "bất kỳ hành vi nào làm phá hoại hòa bình và trật tự công cộng hay an ninh quốc gia, chế độ quân chủ, nền kinh tế quốc dân hay việc điều hành các vấn đề quốc gia".
Trong khi đó, nhà bình luận chính trị Verapat Pariyawong làm việc tại London miêu tả động thái dỡ bỏ thiết quân luật và thay bằng các luật lệ "thậm chí còn tồi tệ hơn", giống như một "trò đùa của ngày Cá tháng Tư". Theo ông, việc dỡ bỏ thiết quân luật là nỗ lực nhằm "thuyết phục người dân rằng tình hình đang trở nên tốt hơn, song bản chất thực của các luật lệ mới lại tồi tệ hơn nhiều".
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thiếu 40 triệu đồng, bố mẹ bất lực nhìn con trai 10 tháng tuổi chờ chết.
- ·Hấp dẫn chương trình nghệ thuật tuyên truyền an toàn giao thông
- ·Thư viện tỉnh: Nhiều hoạt động hè hấp dẫn thiếu nhi
- ·Mối nguy hại của Mỗ
- ·Báo VietNamNet trao quà Tết cho người nghèo ở Lạng Sơn
- ·Chương trình “Liên hoan các nhóm nhảy” tại Sân chơi đường phố
- ·Hội thi Tiếng hát người lao động Bình Dương năm 2022: Sôi nổi, góp thêm niềm vui gắn kết
- ·Xây dựng Thư viện tỉnh và Nhà thiếu nhi tỉnh phải phù hợp công năng, đối tượng thụ hưởng
- ·Tiêu cực trong thu chi BHYT và những khuất tất ở Bệnh Viện Mắt Trung ương
- ·Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Bài ca thống nhất, khát vọng tự do”
- ·Cha mẹ cùng mắc ung thư, con cái bơ vơ biết dựa vào đâu
- ·Sôi nổi Ngày hội tuổi thơ Bình Dương
- ·Hấp dẫn chương trình hòa nhạc mùa xuân
- ·Hội thi tuyên truyền giới thiệu sách năm 2022: “Sách
- ·Không có di chúc: Đã có nhà, liệu chị tôi có được chia thêm đất?
- ·Bình Dương hướng về lễ hội di sản phương Nam
- ·'Cuộc hẹn cuối tuần': Những câu chuyện hài hước trở lại với khán giả
- ·Cây cột điện bất ổn
- ·Giữa lòng đất Mẹ
- ·Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử