【kèo thụy điển】5 năm tái cơ cấu nông nghiệp: Xuất khẩu rau quả đặt mục tiêu 5 tỷ USD
Rau quả Việt chinh phục thị trường khó tính
Mới đây,ămtáicơcấunôngnghiệpXuấtkhẩurauquảđặtmụctiêutỷkèo thụy điển những lô hàng trái cây gồm 20.000 quả dừa tươi, 12 tấn bưởi da xanh và 3 tấn thanh long, 100 tấn chanh leo đã được xuất khẩu (XK) sang Liên minh châu Âu (EU) bằng đường tàu biển và hàng không, theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Sự kiện này cho thấy tiềm năng XK của mặt hàng trái cây trong thời gian tới.
Rau quả là một trong số mặt hàng XK có mức tăng trưởng liên tục trong nhiều năm gần đây. Năm 2018, kim ngạch XK rau quả đạt 3,8 tỷ USD. Năm 2019, trong điều kiện thị trường khó khăn, XK rau quả vẫn hướng đến mục tiêu 4 – 4,2 tỷ USD và năm 2020, ngành rau, quả đặt mục tiêu XK vào khoảng 5 tỷ USD, cao hơn nhiều so với năm 2019. Mục tiêu này có cơ sở đạt được bởi năm 2020 Việt Nam đã thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương nên sẽ có thuận lợi về thuế quan.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Quốc Doanh, diện tích cây ăn quả trên toàn quốc những năm gần đây liên tục tăng nhanh. Năm 2019, diện tích cây ăn quả đạt 964 nghìn ha, tăng 56,4 nghìn ha so với năm 2018, sản lượng đạt 9,3 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt trên 6%/năm. Xét về mặt thị trường XK dễ thấy, những năm gần đây, Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh cả về kim ngạch XK lẫn mở rộng thị trường cho mặt hàng trái cây.
Hiện đã có khoảng 40 loại rau quả Việt Nam được XK sang 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh những thị trường truyền thống, trái cây Việt đã từng bước khẳng định chất lượng, chinh phục được những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand....
Để thấy được sức bật, sự đổi thay trong XK mặt hàng rau quả, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đưa ra dẫn chứng, trong 5 năm qua, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chanh leo của Việt Nam đã tăng hơn 300%, đưa Việt Nam vào top 10 quốc gia xuất khẩu chanh leo lớn nhất trên thế giới, sau Brazil, Peru, Ecuador. Hiện chanh leo Việt Nam đã xuất khẩu tới cả các thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, kiểm dịch và an toàn thực phẩm như Pháp, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Thụy Sĩ. Bộ NN&PTNT đang đàm phán mở cửa cho chanh leo quả tươi vào các thị trường lớn khác như Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.
Đạt kết quả này, trong quá trình tái cơ cấu các mặt hàng nông lâm thủy sản nói chung, mặt hàng rau quả nói riêng, một trong những giải pháp điển hình được Bộ NN&PTNT đẩy mạnh nhằm thúc đẩy XK nông sản là tập trung phát triển thị trường tiêu thụ nông sản. Cụ thể, Bộ NN&PTNT đã tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh mở rộng thị trường ngoài nước với những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Đồng thời, bộ này đang thúc đẩy đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong thương mại, XK mặt hàng rau quả sang các thị trường “khó tính” có giá trị gia tăng cao như: thị trường Mỹ có vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, vú sữa; Australia có vải thiều, xoài, xúc tiến tiếp thị quả có múi; Nhật Bản có thanh long… Cùng với đó, Bộ NN&PTNT phối hợp với các đại sứ, cơ quan tham tán thương mại về nông nghiệp của Việt Nam tại các nước có kế hoạch cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp (DN) XK phát triển thị trường, trong đó ưu tiên duy trì thị trường có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU và thị trường mới như Thụy Sĩ, Iran, New Zealand...
Có thể nói, đây được coi là một thành quả vô cùng ấn tượng của quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp khi chỉ cách đây vài năm, XK rau quả vẫn vô cùng khó khăn. Nhờ sự linh hoạt trong xoay trục tăng trưởng, chuyển ưu tiên từ lúa gạo sang trái cây, thủy sản, cộng với sự vào cuộc của các địa phương trong việc vận động nông dân sản xuất an toàn, thu hút đầu tư của DN, nhiều loại trái cây của Việt Nam như thanh long, xoài, chôm chôm, chanh leo, nhãn, vải… đã được các thị trường khó tính chấp nhận.
Tiếp tục tái cơ cấu thị trường, đa dạng hóa mặt hàng
Theo đánh giá của các chuyên gia, để ngành hàng rau quả của Việt Nam nói riêng ngày một mở rộng và chiếm lĩnh thị trường quốc tế, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19, giải pháp bền vững với mặt hàng này trong thời gian tới là phải tái cơ cấu thị trường và đa dạng hóa mặt hàng XK, đẩy mạnh chế biến sâu.
Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) nhận định, trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát hiện nay càng cho thấy ngành rau, quả cần phải tái cơ cấu thị trường, mở cửa và đa dạng hóa sản phẩm, tránh rủi ro vì phụ thuộc vào những thị trường nhất định. Theo đó, chế biến nông sản sẽ được tăng cường, dự kiến đến năm 2030, tốc độ tăng giá hàng nông sản qua chế biến sẽ đạt 7 - 8%/năm; tỷ trọng sản lượng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao đạt 30% trở lên; trên 50% cơ sở chế biến các mặt hàng nông sản XK chủ lực đạt trình độ công nghệ sản xuất tiên tiến.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường từng nhấn mạnh, thời gian tới mặt hàng rau quả của Việt Nam được dự báo còn tăng trưởng cao hơn nữa. Để làm tốt điều này cần phải mở rộng các mô hình liên kết đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Trên cơ sở DN làm nòng cốt, tập trung các yếu tố đầu vào áp dụng khoa học công nghệ từ khâu giống, tổ chức sản xuất cho đến khâu chế biến và mở thị trường thương mại. Các DN sẽ liên kết với các hợp tác xã, các trang trại, các hộ nông dân để hình thành những vùng nguyên liệu tập trung, tổ chức thành công hướng tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó có ngành hàng rau quả.
Đặc biệt, để tận dụng thời cơ, lợi thế mà các FTA mang lại, trong đó có Hiệp định EVFTA, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đề nghị, các địa phương tiếp tục tạo điều kiện để các DN chế biến rau quả đầu tư mở rộng nhà máy chế biến sâu, tham gia liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu, hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với người dân. Đồng thời, các địa phương hướng dẫn, tuyên truyền, vận động và có chính sách hỗ trợ người dân sản xuất đúng quy trình, đảm bảo an toàn thực phẩm, các sản phẩm được chứng nhận theo yêu cầu của các thị trường XK. Qua đó, các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định trong sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, tuân thủ các quy định của pháp luật về giống, vật tư nông nghiệp và sở hữu trí tuệ...
Rau quả được hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực Hiện EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của rau, quả Việt Nam. Rau quả là một trong những mặt hàng nông sản được hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế cắt giảm sâu (từ 6 - 30%) và theo lộ trình tương đối nhanh (nhiều mặt hàng 1 - 6 năm). Các sản phẩm củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác về cơ bản được xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực. Do đó, mức cam kết này của EU được đánh giá là sẽ tạo ra lợi thế lớn về giá cho rau quả Việt Nam, đặc biệt trong cạnh tranh nhập khẩu vào EU với các nước có thế mạnh về rau quả chưa có hiệp định song phương với EU, như: Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia... |
Khánh Linh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nóng: Cục Cạnh tranh phản đối kết luận Grab 'vô tội' khi mua lại Uber
- ·Tặng 200 phần quà trong chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'
- ·Vợ giữ hết lương, chồng từ chối trích 'quỹ đen' mua quà 8/3 vì lý do đặc biệt
- ·Đoàn viên công đoàn được hưởng nhiều lợi ích từ dịch vụ
- ·Những ngành học dễ xin việc cho thí sinh xét tuyển khối D
- ·Khuyến khích doanh nghiệp khai thuế điện tử
- ·Tình trăm năm tập 187: Người phụ nữ chấp nhận đòn roi để giữ mối tình chú cháu
- ·Nhiều hạng mục ở làng cổ Đường Lâm được tu bổ, tôn tạo
- ·Phó thủ tướng yêu cầu siết chặt quy định về cấp lại giấy phép lái xe ô tô
- ·Giải cứu mâm ngũ quả ngày Tết, tạo 'thỏi vàng' cực đẹp cúng ngày vía Thần Tài
- ·Tiếp tục thắt chặt quản lý và sử dụng nguồn phóng xạ trên toàn quốc
- ·Nhận ra người phụ nữ đang tình tứ khoác tay chồng, người vợ bủn rủn tay chân
- ·Quảng Ninh khẩn trương khôi phục, tái thiết sau bão số 3
- ·Ông lão 81 tuổi hiến hết lương hưu làm điều đặc biệt nức tiếng quê nghèo
- ·Hà Nội tiếp tục thực hiện cách ly xã hội đến hết ngày 22/4
- ·Hướng dẫn DN ghi hoá đơn bằng ngoại tệ
- ·Quỹ đầu tư REIT sẽ hâm nóng thị trường bất động sản
- ·Thêm 2.500 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên vay
- ·Cải cách kiểm tra chuyên ngành giúp tiết kiệm hơn 6.300 nghìn tỷ đồng
- ·Mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, xây dựng Hội vững mạnh