【leo nha cai】Sau Tết giá cả vẫn cao, chợ vắng khách
(CMO) Sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, giá cả các mặt hàng thực phẩm và tiêu dùng đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Mặc dù hàng hóa năm nay có sự đa dạng nhưng sức mua của người dân vẫn còn chậm.
Tại các điểm chợ trong tỉnh từ thành thị đến nông thôn, ngay từ sáng mùng 2 Tết, nhiều tiểu thương đã bày hàng hóa từ rất sớm, chủ yếu là các loại nông sản như rau, củ, quả, thịt, cá… Do giá cả vẫn còn cao nên mức tiêu thụ chỉ bằng một nửa so với những năm trước.
Chưa năm nào chợ Tết ế như năm nay
Đó là lời than thở của rất nhiều tiểu thương sau Tết Nguyên đán. Chị Ngô Thị Diễm, bán trái cây tại chợ Phường 7, TP. Cà Mau, cho biết: “Khoảng 1 tháng trước Tết đến nay, giá trái cây nhập vô cao, bán ra cũng cao nên bán rất chậm, chủ yếu người mua số lượng ít để cúng và biếu. Mặc dù năm nay, trái cây được giá nhưng vẫn không có lời vì mua vào giá đã cao rồi. Tôi chỉ nhập hàng với số lượng vừa phải mà đến nay bán vẫn chưa hết”.
Giá cả các loại nông sản sau Tết Nguyên đán vẫn còn ở mức cao. |
Trong khi giá các loại trái cây vẫn ở mức cao thì giá cả các loại thực phẩm như rau, củ, thịt bắt đầu giảm nhẹ, từ 2.000 – 8.000 đồng/kg. Cụ thể, giá các loại thịt heo vẫn giữ ở mức thấp, từ 65.000 – 80.000 đồng/kg; bắp cải trắng từ 20.000 đồng/kg, giảm còn 15.000 đồng/kg; khổ qua giảm mạnh, từ 25.000 đồng/kg còn 15.000 đồng/kg; dưa leo từ 20.000 đồng/kg giảm còn 16.000 đồng/kg.
Mặc dù sau Tết nguồn cung vẫn dồi dào và đa dạng, giá cả các mặt hàng rau, củ đã giảm nhưng sức mua của người dân vẫn còn chậm. Chị Trần Thị Mỹ Nhiên, bán rau củ tại chợ Phường 7, TP. Cà Mau, cho biết: “Năm nay, sức mua của người dân không bằng một nửa năm trước. Do nguồn nông sản tại các chợ tuyến huyện vẫn dồi dào nên người dân không đổ về đây mua nhiều như những năm trước. Giá cả các loại rau, củ trong những ngày cận Tết tăng mạnh nên người dân chỉ mua đủ dùng trong những ngày Tết. Đến nay thì giá cả các loại rau, củ mua vào bán ra đã giảm nhưng vẫn còn cao so với những năm trước. Đến khoảng sau Rằm tháng Giêng, giá cả và hoạt động buôn bán mới có thể ổn định”.
Không chỉ các loại thực phẩm mà các mặt hàng may mặc, gia dụng vẫn trong tình trạng cung vượt cầu. Chị Trần Thủy Ngân, chủ shop thời trang Xuân Quỳnh, chợ Phường 2, TP. Cà Mau, cho biết: “Tết năm nay tôi nhập hàng rất nhiều mẫu mã, giá cả thấp nhưng vẫn bán không được phân nửa”.
Tại các điểm tạp hóa, giá cả các mặt hàng tiêu dùng như bánh, kẹo, bia, nước ngọt… vẫn ổn định nhưng mức tiêu thụ vẫn không cao.
Chờ giá giảm
Nhiều cửa hàng thực phẩm đã khai trương bán hàng từ mùng 4 Tết, nhưng lượng khách vào mua hàng rất ít. Từ ngày mùng 6 Tết, dù giá cả các loại hàng hóa tại siêu thị cơ bản đã ổn định nhưng sức mua giảm từ 50-70% so với trước Tết.
Chị Nguyễn Thị Út, chợ Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, chia sẻ: “Qua Tết rồi mà cái gì cũng mắc, nấm rơm 65.000 đồng/kg, cà chua 30.000 đồng/kg nên tôi chỉ mua những thứ cần thiết, đủ dùng trong những ngày này để chờ giá cả giảm mới mua nhiều”.
Siêu thị Co.opMart, Phường 5, TP.Cà Mau, vào mùng 4 và mùng 5 Tết, chỉ mở cửa phục vụ từ 8-12 giờ và chính thức hoạt đồng bình thường trở lại vào mùng 6 Tết, lượng khách đã tăng trở lại. Tại siêu thị này, tháng trước Tết Nguyên đán, lượng khách đến mua sắm tăng gấp 3 lần so với ngày thường.
Thực phẩm trong siêu thị được người tiêu dùng yên tâm lựa chọn |
“Giá tất cả các mặt hàng trong siêu thị vẫn ổn định, riêng giá bia, nước ngọt đã giảm sau Tết. Khách hàng chủ yếu mua các loại rau, củ, hoa quả, quần áo… còn lượng khách mua thực phẩm đóng gói, lương thực và hải sản rất ít. Các mặt hàng thực phẩm tươi sống đã bán hết trong ngày 30 Tết, sau ngày mùng 4, siêu thị bắt đầu nhập hàng mới. Giá các loại nông sản trong siêu thị cao hơn giá bên ngoài từ 2–3 %, do hàng nhập vào phải đạt tiêu chuẩn VietGAP. Vì giá chênh không cao nên người tiêu dùng rất yên tâm mua sắm”, chị Nguyễn Diễm Trang, Tổ trưởng Makerting siêu thị Co.opMart Cà Mau, cho biết.
Ông Nguyễn Việt Trung, Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, đánh giá, năm nay do rau, củ, quả, hải sản trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh không được mùa nên giá cả tăng cao, gây tâm lý e ngại cho người tiêu dùng. Chủ yếu là người dân chỉ mua đủ dùng trong những ngày Tết nên lượng nông sản còn tồn nhiều.
Ngoài ra, điều kiện kinh tế năm nay gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu mua sắm cũng giảm đáng kể. Do đó, để đảm bảo ổn định giá cả thị trường sau Tết , phòng Quản lý Thương mại tăng cường phối hợp với các đơn vị tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng, tăng giá gây biến động thị trường.
Thảo Mơ
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Khách hàng Ngô Hoàng Thái trúng thưởng ‘Ngày vàng Viettel Money’
- ·Tư vấn tâm lý học đường: Cần những hỗ trợ cụ thể
- ·Thụy Sĩ lên kế hoạch tổ chức hội nghị thứ hai về Ukraine
- ·Khuyến khích người hưởng nhận lương hưu, trợ cấp qua tài khoản cá nhân
- ·SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh
- ·Giá cà phê hôm nay, ngày 18/9/2023: Giá cà phê trong nước liên tiếp ở mức cao
- ·WHO thông báo đại dịch 'còn lâu mới kết thúc'
- ·Sau hơn một năm, Trung Quốc ghi nhận ca tử vong vì Covid
- ·Giá xăng dầu hôm nay 18/10: Trong nước và thế giới trái chiều
- ·Không dùng bạo lực xử phạt học sinh
- ·Phát động trồng cây chương trình Đường xanh tại xã Vạn Thắng, Nông Cống, Thanh Hóa
- ·Kỳ thi 2017: Dễ thử sức, và dễ... mất điểm
- ·EU cho phép Slovakia gia hạn lệnh miễn trừ với dầu mỏ Nga
- ·Chuyện cô giáo Sang ở Lộc Bình
- ·Đến năm 2045, công nghiệp sinh học đóng góp 10
- ·Khởi tố vụ vận chuyển gần 92.000 lít dầu DO
- ·Vụ trực thăng Bell 505 gặp nạn: Thêm một nạn nhân được bảo hiểm nhân thọ chi trả quyền lợi
- ·Giáo dục kỹ năng sống trong trường học
- ·Giá xăng dầu hôm nay 3/11/2023: Giữ đà leo dốc, tăng 2 USD sau một đêm
- ·Bàn cờ Trung Đông: Ai thực sự định đoạt Syria?