【bongdaketqua】Hệ quả của việc giảm tốc kinh tế tại Mỹ Latinh
Nếu như chỉ mới đây,ệquảcủaviệcgiảmtốckinhtếtạiMỹbongdaketqua hiệu ứng tăng trưởng thấp chỉ tác động tới các nền kinh tế chính của tư bản thế giới còn các nước phương Nam lại được hưởng những năm tháng tốt đẹp, chủ yếu nhờ vào giá các mặt hàng xuất khẩu như kim loại, khoáng sản, năng lượng và thực phẩm tăng cao trên thị trường thế giới thì tình thế giờ đây đã khác.
Theo nhận định của tác giả Julio Gambina, thuộc Quỹ Nghiên cứu Chính trị và Xã hội Mỹ Latinh (FISYP), dù đã dần khôi phục, song các nước tư bản phát triển cũng không được mong đợi có tỷ lệ tăng trưởng nhanh. Tình trạng giảm tốc đã lan sang các nước mà mới đây còn tự hào là miễn nhiễm với xu hướng sụt giảm kinh tế, nổi bật trong số này là Trung Quốc.
Mỹ Latinh là một phần của hiện tượng giảm tốc ấy, đặc biệt là do đà giảm của giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của họ và thái độ lo lắng trước diễn biến kinh tế từ Trung Quốc - bạn hàng thương mại, nhà đầu tư và chủ nợ chính của một vài nước trong khu vực.
Báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh-Caribe của Liên hợp quốc (CEPAL) về triển vọng kinh tế 2015 nhận định: "Quan sát hoạt động kinh tế Mỹ Latinh và Caribe trong nửa đầu năm 2015 có thể thấy mức độ tăng trưởng của khu vực này trong năm nay sẽ thấp hơn mức 1,1% của năm 2014. Giảm tốc là tình trạng chung của cả khu vực, trong khi phục hồi tăng trưởng chỉ là trường hợp đơn lẻ của một số nước hoặc tiểu khu vực. Trong bối cảnh ấy, mức độ tăng trưởng trung bình của cả khu vực trong năm nay chỉ đạt khoảng 0,5%, trong đó, Nam Mỹ có thể sụt giảm 0,4%, Trung Mỹ và Mexico tăng 2,7%, và Caribe tăng trưởng 1,1%”.
Rõ ràng, Nam Mỹ là nhân tố làm giảm mức tăng trưởng trung bình của cả khu vực, đặc biệt là diễn biến không như mong đợi tại Brazil - nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh. Theo nhận định của CEPAL, tăng trưởng kinh tế của Brazil có thể giảm 1,5% trong năm nay trong khi Venezuela là nước giảm sâu nhất, có thể lên tới 5,5%. Nhiều cuộc biểu tình rầm rộ đã nổ ra tại Brazil nhằm phản đối nền kinh tế giảm sút và vụ bê bối tham nhũng tại Tập đoàn dầu khí quốc gia Brazil Petrobras bị phanh phui từ tháng 3/2014, phủ "đám mây đen" đến triển vọng phát triển về lâu dài của Brazil.
Việc tốc độ tăng trưởng của khu vực này bị ảnh hưởng do đậu tương xuống giá cũng đã phơi bày điểm yếu của các nền sản xuất và xuất khẩu bị chuyên canh hóa. Thêm vào đó, tính chất phụ thuộc ngày càng lớn vào hoạt động kinh tế “thô sơ” cũng đang đẩy khu vực ra xa mục tiêu lịch sử là công nghiệp hóa và tự chủ nền kinh tế. Cụ thể là chính các tập đoàn công nghệ sinh học và lương thực xuyên quốc gia mới là bên nắm rõ và quyết định chu kỳ công nghệ cho các vụ mùa đậu tương.
Đánh giá về việc làm và lương bổng, CEPAL cho biết thêm: “Tác động của quá trình giảm tốc kinh tế đối với tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp. Tại toàn khu vực, việc sụt giảm tỷ lệ việc làm trong năm 2014 không đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ thất nghiệp, ngược lại, tỷ lệ này còn giảm từ 6,2% xuống 6%. Tuy nhiên, thông tin sơ bộ trong nửa đầu năm 2015 cho thấy việc không cải thiện được khả năng tạo việc làm trong thời gian dài sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực tăng mạnh từ 6% lên 6,5%, theo mức trung bình cả năm. Về thu nhập, lương thực tế vẫn có mức tăng khiêm tốn tại đa số các nước, nhưng khả năng tạo việc làm yếu kém đang làm suy giảm sức mua của các hộ gia đình, phản ánh qua tốc độ tăng trưởng tiêu thụ cá nhân thấp hơn trước”
Mức độ kém năng động của nền kinh tế và sức nặng ngày càng lớn của ngành nghề “thô sơ” trong hoạt động sản xuất sẽ gây ra nhiều vấn đề cho phát triển công nghiệp và làm gia tăng căng thẳng xã hội. Ngoài việc làm, mức lương hiện tại còn dẫn tới một quá trình suy giảm kéo dài đối với thu nhập của quần chúng nhân dân, và do đó, tác động giảm tốc kinh tế tại khu vực chủ yếu sẽ tác động vào các thành phần xã hội nhạy cảm nhất.
Rõ ràng, những minh chứng trên cho thấy việc giảm tốc kinh tế sẽ một lần nữa tạo ra các điều kiện của chu kỳ lịch sử trước đây luôn bất lợi cho các thành phần xã hội nhạy cảm thu nhập thấp, và có thể đảo ngược những thành quả xã hội mà các chính phủ tiến bộ trong khu vực đã nỗ lực tạo ra từ đầu thế kỷ XXI cho tới nay.
Tình trạng này sẽ dẫn Mỹ Latinh tới cuộc tranh cãi về chính sách kinh tế, khi mà rõ ràng mô hình hiện tại của họ không theo kịp với nhịp độ của thế giới. Nó mang lại lợi thế khi các mặt hàng nguyên liệu xuất khẩu đạt giá cao trên thị trường quốc tế và tạo thuận lợi cho các chính sách xã hội toàn dân, nhưng một khi bối cảnh thuận lợi mất đi, các vấn đề xã hội sẽ quay trở lại và lại tiếp tục nuôi dưỡng tình trạng bất bình đẳng, chệnh lệch giàu nghèo và điều kiện sống của đa số nhân dân trở nên tồi tệ. Những trồi sụt về kinh tế tất nhiên không chỉ là vấn đề riêng của Mỹ Latinh, nhưng rõ ràng là nó đã bắt đầu tạo ra những thay đổi về xã hội cũng như chính trị tại nhiều nước trong khu vực.
(责任编辑:Thể thao)
- ·“Mỗi tin nhắn
- ·Máy giặt thông minh nhận biết độ bẩn quần áo bằng cách nào?
- ·Giải trí thả ga, giải tỏa áp lực sau kỳ thi THPT Quốc gia cùng Gen Z
- ·Lần đầu tiên Apple bất ngờ giảm giá iPhone tại Trung Quốc
- ·Hợp đồng lao động cho người đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc
- ·Những tính năng bảo mật quan trọng trên Zalo không nên bỏ qua
- ·Công ty Trung Quốc lắp camera ở từng bàn làm việc để theo dõi nhân viên, ngăn việc rò rỉ thông tin
- ·MobiFone ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số với UBND tỉnh Vĩnh Long
- ·Thủ tướng Canada đánh cồng tại sàn chứng khoán TP.HCM
- ·MobiFone ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số với UBND tỉnh Vĩnh Long
- ·Khai mạc Hội nghị Giải trừ hạt nhân quốc tế
- ·Cảng TCIT liên tục phá kỷ lục
- ·Việt Nam thuộc nhóm thị trường trọng điểm về ứng dụng nhà máy thông minh
- ·Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh sẽ chính thức vận hành từ tháng 6/2020
- ·Chương trình ‘Nước sạch học đường’ đến Bắc Bình, Bình Thuận
- ·Trở thành doanh nghiệp ưu tiên giúp dệt may Hòa Thọ giảm thời gian thông quan
- ·Nga cấm thanh toán bằng tiền mã hóa
- ·ByteDance, công ty mẹ TikTok chi 2,1 triệu USD ‘lobby’ chính phủ Mỹ
- ·Nhóm thợ xây mắc kẹt 3 tháng ở TP.HCM đã nhận quà bạn đọc hỗ trợ
- ·Gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự mảng chuyển đổi số ngành ngân hàng