会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả hannover 96】Cho trẻ dùng dung dịch sát khuẩn nhanh, có tốt bằng xà bông?!

【kết quả hannover 96】Cho trẻ dùng dung dịch sát khuẩn nhanh, có tốt bằng xà bông?

时间:2025-01-11 11:24:04 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:240次

Nhiều chuyên gia y tế khẳng định rửa tay bằng xà bông để phòng chống virus corona tốt hơn nhiều dung dịch sát khuẩn nhanh.

Chọn mua nước rửa tay cho trẻ ở siêu thị tại Q.Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Thị trường khan hiếm các dung dịch sát khuẩn nhanh, nên nhiều người tự chế dung dịch sát khuẩn rồi bán trên thị trường. Trên mạng tràn ngập nhiều trang quảng cáo các loại dung dịch sát khuẩn. Từ công sở đến từng góc chợ, nhiều người cũng chào bán sỉ các loại gel rửa tay. Có cả những sản phẩm dành riêng cho trẻ, chỉ cần lắc đều và xịt lên da với kiểu dáng, màu sắc chai lọ bắt mắt lập tức nhiều người đua nhau mua.

Theo các bác sĩ, thành phần chính của nước rửa tay y tế nói chung và nước rửa tay khô nói riêng thường, gồm ethanol (cồn), deionized water (nước tinh khiết), sodium lactate (chất hút ẩm), fragrance (hương liệu tạo mùi/tinh dầu làm thơm), benzalkonium chloride (chất diệt khuẩn).

Các dung dịch sát khuẩn tay nhanh hay nước rửa tay khô có dạng xịt hoặc gel, thường được đóng vào chai có thể tích nhỏ, thuận tiện để mang theo bên người với nhiều mùi hương. Người dùng chỉ cần cho một lượng đủ để làm sạch cả bàn tay, ngón tay, thoa đều trong vòng 30 giây đến khi khô hẳn và không cần rửa lại.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, khẳng định với virus dòng corona, rửa tay bằng xà bông còn tốt hơn những dung dịch sát khuẩn nhanh. Những loại này chỉ nên dùng ở nơi không có nước để rửa tay bằng xà bông. Trước nhiều loại dung dịch sát khuẩn hiện nay, bác sĩ Khanh cho rằng cần phải chọn những loại có độ cồn đạt 60 độ trở lên để đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn.

Các chuyên gia y tế cho rằng xà bông có khả năng kìm khuẩn, không cho vi khuẩn phát triển thêm. Mặc dù công dụng tiêu diệt khuẩn ít hơn cồn mạnh, nhưng việc kết hợp rửa tay dưới vòi nước đang chảy cũng là cách làm trôi rất nhiều vi khuẩn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc rửa tay bằng xà bông dưới vòi nước đang chảy có thể giảm đến 60% vi khuẩn, phòng ngừa các bệnh cúm, hô hấp... hiệu quả.

Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Đình Huấn, chuyên khoa da liễu nhi Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), cho rằng hiện có rất nhiều loại dung dịch diệt khuẩn nhanh được quảng cáo và bán trên thị trường, khó biết được chính xác chất lượng, nguồn gốc cũng như hiệu quả diệt khuẩn. Do vậy, nên tìm mua những sản phẩm có uy tín, thương hiệu.

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Huấn, rửa tay diệt khuẩn là điều nên làm. Trong tình trạng khó mua nước rửa tay, rửa tay đúng cách dưới vòi nước với các dung dịch rửa tay thông thường vẫn hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện để loại bỏ vi khuẩn, virus.

Với trẻ em, nếu sử dụng quá nhiều dung dịch sát khuẩn mạnh, không rõ nguồn gốc trên thị trường có thể ảnh hưởng đến làn da của trẻ. Với những trẻ da khô, da bị chàm, nếu phải dùng các loại dung dịch sát khuẩn nhanh thì nên dùng các dung dịch có chứa kèm chất dưỡng ẩm hoặc phải bôi thêm chất dưỡng ẩm cho trẻ để tránh tình trạng khô da và kích ứng da.

Theo THÙY DƯƠNG – Tuổi trẻ Online

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
  • Trung Quốc: Nước biển dâng cao chưa từng thấy, tràn vào nhiều thành phố
  • Tên lửa đạn đạo DF
  • Thị trấn Vovchansk 'gần như bị xóa sổ' bởi xung đột Nga
  • Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
  • Tổng thống Hàn Quốc điện đàm với Tổng thống Ukraine
  • 'Bão chồng bão' dồn dập đổ bộ Philippines
  • Gam màu u tối đằng sau thị trường giao đồ ăn lớn nhất thế giới
推荐内容
  • Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
  • Ngành chip Đài Loan 'lo sốt vó' trước bầu cử Mỹ
  • Bộ trưởng Quốc phòng Austin: Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa THAAD ở Israel
  • Những kịch bản không ngờ trong bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  • Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
  • Nga đề xuất thảo luận nền tảng kinh tế riêng của BRICS