【ti so bong da hom nay】Giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm được hưởng lương hưu là phù hợp
Sáng 17/8,ảmthờigianđóngBHXHxuốngnămđượchưởnglươnghưulàphùhợti so bong da hom nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Theo tờ trình của Chính phủ, dự luật lần này có nhiều thay đổi quan trọng được bổ sung, sửa đổi so với Luật BHXH năm 2014.
Cần giải trình kỹ lưỡng, thuyết phục
Một điểm mới quan trọng được thể hiện trong dự thảo luật lần này là giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng từ 20 năm xuống 15 năm.
Theo Chính phủ, việc này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục có thời gian đóng BHXH ngắn được hưởng lương hưu thay vì phải nhận BHXH một lần.
Chính phủ cho rằng, nếu vẫn quy định thời gian tối thiểu để hưởng lương hưu là 20 năm thì những người này khó có cơ hội nhận lương hưu.
Do đó, dự luật quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hàng tháng.
Với quy định nêu trên, Chính phủ cho biết mức lương hưu của những người này có thể thấp hơn những người có thời gian đóng dài. Tuy nhiên, với mức lương hưu hàng tháng ổn định, định kỳ được Nhà nước điều chỉnh và trong thời gian hưởng lương hưu sẽ được quỹ BHXH đóng BHYT, việc này sẽ góp phần đảm bảo tốt hơn cuộc sống khi về già của người lao động.
Cũng theo phương án Chính phủ trình, quy định giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng không áp dụng với các trường hợp nghỉ hưu sớm trước tuổi.
Thẩm tra về điều kiện hưởng lương hưu, Ủy ban Xã hội cho biết có 2 loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất tán thành với đề xuất của Chính phủ việc giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm.
Tuy nhiên, loại ý kiến thứ hai đề nghị giữ nguyên quy định 20 năm như hiện hành để đảm bảo tiền lương hưu được nhận không quá thấp và cũng tạo sự hấp dẫn cho chế độ hưu trí về mức hưởng, bảo đảm mức sàn an sinh xã hội nhất định.
Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng, quy định về việc giảm số năm tối thiểu đóng BHXH xuống còn 15 năm là phù hợp. Việc này tạo điều kiện, thu hút nhóm người lao động cao tuổi (từ 45 - 55 tuổi), thậm chí kể cả đối với một số nhóm đối tượng đã hưởng chế độ BHXH một lần, có thể tham gia hoặc quay lại tham gia để được hưởng lương hưu.
Quy định này cũng khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian, chờ nhận lương hưu khi đến tuổi quy định, tạo cơ hội giữ người lao động ở lại trong hệ thống BHXH, góp phần thúc đẩy tính liên kết đa tầng, linh hoạt của hệ thống.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cần giải trình kỹ lưỡng, thuyết phục về việc thay đổi này ở cả khía cạnh nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ của BHXH.
Đồng thời làm rõ khía cạnh kinh tế của vấn đề hay việc thay đổi quan điểm về mức sàn an sinh xã hội tối thiểu ra sao khi sửa đổi luật lần này và liệu có tạo điều kiện cho người lao động nhiều lần “rút bảo hiểm một lần” không.
Tiếp tục tham vấn quy định về hưởng BHXH một lần
Về quy định hưởng BHXH một lần, dự thảo luật đề xuất 2 phương án. Phương án 1: Quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau.
Nhóm 1 là người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần. Nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận BHXH một lần, sẽ được hưởng các quyền lợi bổ sung.
Nhóm 2 là người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 1/7/2025) không được nhận BHXH một lần.
Với phương án 1, trong những năm đầu, số người hưởng BHXH một lần không giảm nhiều nhưng càng những năm sau giảm càng nhiều, từ năm thứ 5 trở đi sẽ giảm nhanh, có thể giảm quá nửa số người hưởng BHXH một lần so với giai đoạn vừa qua.
Việc này giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, góp phần ổn định cuộc sống khi về già. Vì vậy trong dài hạn, phương án này là tối ưu hơn.
Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.
Phương án này hài hòa quyền lợi người lao động và chính sách an sinh xã hội lâu dài. Mặc dù, số lượt người hưởng BHXH một lần có thể không giảm nhiều so với hiện hành, nhưng khi người lao động hưởng BHXH một lần, họ cũng không hoàn toàn ra khỏi hệ thống do vẫn bảo lưu một phần thời gian đóng còn lại.
Bên cạnh đó, người lao động khi tiếp tục tham gia sẽ được cộng nối thời gian đóng để hưởng chế độ BHXH với quyền lợi hưởng cao hơn.
Phương án này giúp người lao động có động lực hơn để tiếp tục tham gia, tích lũy quá trình đóng để đủ điều kiện hưởng lương hưu; người lao động có nhiều cơ hội hơn để đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu.
Theo Chính phủ, đây là phương án vừa đáp ứng được nhu cầu nhận BHXH một lần của người lao động trong thời điểm hiện tại, song cũng đáp ứng được yêu cầu bảo đảm sự ổn định của hệ thống và quyền lợi của người lao động trong dài hạn.
Tuy nhiên, phương án này cũng có nhược điểm là chưa giải quyết triệt để việc rút BHXH một lần. Tình trạng hưởng BHXH một lần khi còn trẻ (chưa đến tuổi nghỉ hưu) sẽ tiếp tục tiếp diễn trong tương lai.
Vì vậy, Chính phủ báo cáo xin ý kiến Quốc hội đối với 2 phương án này.
Cơ quan thẩm tra cũng còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan quy định BHXH một lần. Còn Thường trực Ủy ban Xã hội nhận thấy mỗi phương án Chính phủ đưa ra đều có ưu điểm, nhược điểm nhất định.
Do đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và vấn đề an sinh xã hội lâu dài, tác động nhất định đến tâm lý xã hội, người lao động, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ tiếp tục tham vấn, lấy ý kiến công chúng, đối tượng chịu tác động trực tiếp vấn đề này.
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền để cho ý kiến chỉ đạo trước khi trình Quốc hội cho ý kiến.
Theo thống kê của Chính phủ, sau 7 năm thực hiện Luật BHXH năm 2014, có trên 476.000 người hưởng BHXH một lần đã có thời gian tham gia BHXH trên 10 năm với độ tuổi từ 40 tuổi trở lên; có trên 53.000 người đã hết tuổi lao động phải nhận BHXH một lần do chưa đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc; có trên 20.000 người khi đến tuổi nghỉ hưu chưa đủ thời gian đóng phải đóng một lần cho thời gian còn thiếu để hưởng lương. Tổng số lượt người hưởng BHXH một lần khoảng 4,5 triệu. Trong đó có gần 1,3 triệu lượt người sau khi nhận BHXH một lần tiếp tục quay trở lại thị trường lao động và tham gia BHXH, chiếm gần 28% tổng số lượt người nhận BHXH một lần giai đoạn 2016-2022. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá vàng hôm nay 30/4/2023: Chênh lệch mua bán rút ngắn còn 600.000 đồng
- ·Prime Minister meets WHO leader in Hà Nội
- ·CLMV parliaments share public investment supervising
- ·Public property rules need more clarification
- ·Văn phòng Đăng ký đất đai: Không ngừng đổi mới, phát triển
- ·Stronger together
- ·Viet Nam, Russia foster oil, gas co
- ·WHO called on to help Việt Nam improve public health care
- ·Hiện tượng El Nino sẽ gây nắng nóng kỷ lục
- ·VNA, Kyodo News enjoy fruitful partnership
- ·CPI tháng Hai tăng 0,45% do giá xăng dầu và thuê nhà tăng cao
- ·CLMV parliaments share public investment supervising
- ·Party chief hosts Vientiane governor
- ·PM calls for action to increase GDP growth
- ·Chắp cánh cho nông sản vươn ra thế giới
- ·Israel to deepen friendship, co
- ·Malaysian court postpones Kim Chol murder trial
- ·President hosts Lao security chief
- ·Ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel: đòn bẩy tăng cường quan hệ hợp tác hai nước
- ·Awards revoked from PVC, former chairman