【kết quả barcelona hôm nay】Quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược: Sai sự thật, bất chấp đạo đức
Quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược: Sai sự thật,ảngcáothựcphẩmchứcnăngnhưthầndượcSaisựthậtbấtchấpđạođứkết quả barcelona hôm nay bất chấp đạo đức
(Dân trí) - Bộ Y tế sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược, quảng cáo sai sự thật, quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 8.
Phần lớn thực phẩm chức năng giả được nhập qua tiểu ngạch
Liên quan quản lý thực phẩm chức năng, Bộ Y tế cho biết, hệ thống pháp luật quản lý về thực phẩm chức năng tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu về quản lý Nhà nước.
Từ năm 2022 đến nay, Bộ Y tế đã cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố cho hơn 24.600 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trong đó sản phẩm trong nước chiếm gần 85%. Cấp 201 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Bộ Y tế đã cấp 6.653 giấy xác nhận nội dung quảng cáo; chuyển thông tin của 95 sản phẩm vi phạm trên 184 đường link vi phạm tới Bộ Thông tin và Truyền thông, 92 sản phẩm vi phạm trên 165 đường link vi phạm tới Bộ Công Thương để xử lý.
Cơ quan chức năng đã xử lý 126 hành vi vi phạm, với tổng số tiền phạt hơn 16 tỷ đồng. Các địa phương đã kiểm tra gần 942.000 cơ sở, trong đó có 85.551 cơ sở có vi phạm, phạt tiền gần 20.900 cơ sở, với tổng số tiền phạt hơn 123 tỷ đồng.
Các vi phạm chủ yếu trong hoạt động thanh tra, kiểm tra về thực phẩm chức năng, Bộ Y tế cho biết chủ yếu về sản xuất thực phẩm chức năng giả.
"Phần lớn thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng được nhập qua tiểu ngạch về Việt Nam được các cơ sở thay bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và mang đi tiêu thụ. Những sản phẩm làm giả này được bán ra thị trường với giá rẻ hơn hàng thật", Bộ Y tế cho hay.
Bên cạnh đó, các vi phạm khác là sản xuất thực phẩm chức năng có chứa chất cấm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không đúng chất lượng đã công bố...
"Quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược, quảng cáo sai sự thật, quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo, quảng cáo không đúng với nội dung đã được xác nhận", Bộ Y tế nêu.
Bên cạnh đó, có tình trạng sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
Thiết lập tổng đài tư vấn giả mạo bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia y tế để tư vấn không đúng về công dụng, tác dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe, có dấu hiệu lừa đảo người tiêu dùng...
Tăng cường thanh tra, kiểm tra
Theo Bộ Y tế, việc quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe còn gặp nhiều khó khăn do sự phát triển của các hình thức quảng cáo qua mạng, đặc biệt khó khăn khi xử lý các vi phạm nhất là trên các trang mạng xã hội, các quảng cáo từ các máy chủ ở nước ngoài.
Về nguyên nhân, theo Bộ Y tế là do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của một số tổ chức, cá nhân còn kém, vì lợi nhuận bất chấp pháp luật, sức khỏe và tính mạng của cộng đồng.
"Vì lợi nhuận, nhiều đối tượng lợi dụng nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng cao nên cố tình sản xuất thực phẩm chức năng giả, nhập khẩu thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc về dán nhãn, mác của các dòng sản phẩm của Mỹ, Nhật, Canada, Australia... cố tình quảng cáo sai sự thật bất chấp quy định của pháp luật, đạo đức nghề nghiệp", Bộ Y tế nhận định.
Bên cạnh đó, còn do năng lực phát hiện và xác định chủ thể vi phạm quảng cáo của các cơ quan chuyên môn của các ngành khác chưa theo kịp với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ truyền thông, tiếp thị quảng cáo hiện nay.
Đặc biệt, do khó khăn khi xử lý các vi phạm nhất là trên các trang mạng xã hội, các quảng cáo từ các máy chủ ở nước ngoài.
Về giải pháp khắc phục thời gian tới, Bộ Y tế cho biết sẽ tăng cường công tác quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng, nhất là quảng cáo qua mạng xã hội.
Cơ quan chức năng công khai tên cơ sở vi phạm, sản phẩm vi phạm, nội dung vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật và có chế tài xử phạt phù hợp; bổ sung hành vi và tăng mức tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo để đảm bảo tính răn đe.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng và xử lý vi phạm.
Ngoài ra, cơ quan chức năng sẽ rà soát, hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm và công khai các vi phạm theo quy định hiện hành...
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thời tiết Hà Nội 9.9: Mưa rào kèm giông kéo dài nhiều ngày
- ·Việt Nam, Israel amend air transport pact to set scene for opening of direct flights
- ·PM Phúc: Efforts needed to build sustainable, inclusive, resilient future
- ·Int’l conference strengthens women’s role in building, sustaining peace
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Former transport minister sentenced to 10 years in prison over expressway fraud
- ·Việt Nam highlights responsibility of states in preventing crime
- ·APEC Economic Leaders’ Meeting set vision for 2040
- ·Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- ·Court opens trial for multi
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·Int’l conference strengthens women’s role in building, sustaining peace
- ·Việt Nam calls for prevention of famine in Yemen
- ·Prime Minister: ASEAN
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Congratulatory message by PM Phúc in celebration of 60th anniversary of OECD
- ·VN’s steady leadership has reinforced ASEAN’s pivotal role in the region
- ·People's Army honoured for completing tasks
- ·“Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng
- ·Vietnamese, Cambodian PMs talk on strengthening relations