【tỷ số bóng đá tối hôm nay】Cánh chim đầu đàn của ngành dệt may
Theo số liệu từ báo cáo phân tích của Công ty CP chứng khoán BIDV (BSC), năm 2013, tổng doanh thu của Vinatex đạt 40.464 tỉ đồng. Năm 2013, kim ngạch XK của tập đoàn đạt 2,9 tỉ USD, chiếm 15% kim ngạch XK của ngành dệt may, tương đương 0,4% thị phần XK của ngành dệt may thế giới. 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch XK của Vinatex đạt 1,62 tỉ USD, tăng 15% so với cùng kì năm 2013. Hiện các đơn vị chủ chốt, đơn vị liên kết của Tập đoàn đều đã nhận đủ đơn đặt hàng đến tháng 9-2014. Trong năm 2014, dự kiến kim ngạch XK của Tập đoàn sẽ đạt 3,2 tỉ USD. Trong những năm tới, Vinatex phấn đấu kim ngạch XK toàn hệ thống tăng bình quân 11,4%/năm chiếm 0,57% thị phần XK dệt may thế giới vào năm 2020.
Theo nhận định của các chuyên gia, với hệ thống các DN thành viên là các DN dẫn đầu ngành dệt may, Vinatex sẽ tận dụng được các cơ hội lớn của ngành dệt may Việt Nam để tăng doanh thu và lợi nhuận. Điều này được dự báo trên cơ sở kì vọng tăng trưởng XK cao nhờ Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các Hiệp định thương mại tự do với liên minh châu Âu (EU) và Liên minh Hải quan Nga – Belarus –Kazakhstan… do Vinatex đang là đơn vị đáp ứng được các quy tắc xuất xứ trong các hiệp định này.
Cụ thể, để hưởng các ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do, xu thế chung yêu cầu đối với các DN dệt may Việt Nam là hàng hóa phải có xuất xứ “từ sợi trở đi”. Vì vậy, việc tập trung và tăng cường các thành phần trong chuỗi cung ứng (từ sợi, vải, may mặc) và tạo mối liên kết tốt giữa các khâu sản xuất trong mô hình ODM (tự thiết kế sản xuất và bán sản phẩm) sẽ giúp Vinatex đón đầu lợi thế này. Năm 2013, tỉ lệ nội địa hóa của Tập đoàn đã đạt gần 60%, cao hơn mức bình quân của toàn ngành là 48%. Hiện Vinatex và các công ty thành viên đã chủ động được phần lớn trong lĩnh vực sản xuất sợi. Năm 2013, tổng sản lượng sợi sản xuất trong tập đoàn là 111.800 tấn, đáp ứng hầu hết nhu cầu của Tập đoàn và một phần XK. Trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục đầu tư thêm cho các dự án phát triển nguyên phụ liệu trong đó tập trung đầu tư các dự án sợi, dệt hướng tới sản xuất ODM. Trước mắt, Tập đoàn sẽ tập trung khai thác tối đa năng lực dư thừa, quản lí chặt chẽ chất lượng. Trong giai đoạn 2013-2017, Tập đoàn sẽ triển khai các dự án đầu tư mới 3.400 tỉ đồng và 8 dự án sợi đón đầu nhu cầu sợi khi Việt Nam hoàn thành đàm phán các hiệp định thương mại. Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực dệt nhuộm trong giai đoạn từ 2014-2017,Vinatex dự kiến sẽ đầu tư khoảng gần 7.000 tỉ đồng vào 9 dự án sản xuất vải (dệt-nhuộm). Mục tiêu của Tập đoàn vào năm 2020 sẽ nâng tỉ lệ nội địa hóa lên từ 70-75% và xây dựng thành công chuỗi cung ứng hoàn chỉnh theo nhóm sản phẩm, thị trường.
Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Vinatex cho biết, mục tiêu đến năm 2015 của Vinatex là đạt kim ngạch XK 3,6 tỉ USD và nâng lên 5 tỉ USD trước năm 2020, tiếp tục giữ vai trò hạt nhân, nòng cốt trong sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Vinatex sẽ sớm đón đầu cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do với chiến lược đầu tư bao trùm chuỗi giá trị, nghiên cứu phát triển đào tạo, thiết kế, sản xuất khép kín sợi-dệt/nhuộm-may và phân phối giúp tạo giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cho Tập đoàn, giảm tỉ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa.
Bên cạnh việc chiếm lĩnh thị trường XK, Vinatex còn sở hữu hệ thống phân phối mạnh tại thị trường nội địa với hơn 50 siêu thị Vinatex tại 26 tỉnh, thành. Hệ thống siêu thị có quy mô rộng lớn chỉ đứng sau hệ thống siêu thị Co.opmart. Vinatex đặt mục tiêu chiếm lĩnh trong thị trường nội địa với tỉ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15%-20%.
Trong năm 2014, Vinatex đẩy mạnh tái cơ cấu nhằm thực hiện mục tiêu tập trung nguồn nhân lực vào các ngành nghề cốt lõi để đảm bảo phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may. Theo đánh giá của Công ty BSC, quá trình tái cơ cấu sẽ có tác động dài hạn và giúp nâng cao năng lực canh tranh cho Vinatex. Lộ trình này sẽ được thúc đẩy nhanh sau khi DN tiến hành cổ phần hóa, giảm bớt đầu tư ngoài ngành và tập trung vốn vào ngành dệt may, phát triển chuỗi cung ứng đầy đủ nâng cao năng lực của các đơn vị thành viên, từ đó tác động hỗ trợ, tăng hiệu quả hoạt động cũng như năng lực tài chính của Tập đoàn và các công ty con.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vụ 2 'hiệp sĩ’ tử vong khi bắt cướp: Căn cứ nào để phong danh hiệu Liệt sĩ cho 2 hiệp sĩ?
- ·Thanh Hoá kiểm soát chặt hàng hoá gửi kho ngoại quan
- ·Ánh nắng đã mất
- ·7 nghệ nhân được trao danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú
- ·Con Cưng treo thưởng 1 tỷ, Quản lý thị trường vạch mặt 7 vi phạm
- ·Nhà văn Ngụy Ngữ: Lặng lẽ dâng hiến cho đời
- ·200 năm danh xưng một vùng đất
- ·Phái sinh: Khả năng phục hồi kỹ thuật của VN30 là có nhưng yếu
- ·BHXH Việt Nam: Được sử dụng nguồn kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu mua đồ chống dịch Covid
- ·"Nới" thời hạn nộp hồ sơ không thu thuế xuất khẩu
- ·Hà Tĩnh: Cá hố rồng ‘khủng’ dài hơn 3m dạt vào bờ biển
- ·Triển lãm mỹ thuật 38 tác phẩm chào mừng Đại hội các chi bộ
- ·AAA: Phó Tổng giám đốc đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu
- ·Hải quan Kiên Giang kỷ niệm 40 năm ngày thành lập
- ·Tăng cường liên kết vùng tạo động lực phát triển nông nghiệp bền vững
- ·HOSE: Top 3 giữ nguyên và SSI vẫn dẫn đầu thị phần môi giới
- ·Tâm lý sợ cách ly được giải tỏa, VN
- ·Thành viên Ban kiểm soát GVT bị phạt do báo cáo không đúng thời hạn
- ·Cầu nối góp phần xây dựng chính sách cho ngành bia rượu nước giải khát phát triển bền vững
- ·Tháng 9, kết nối kỹ thuật Cơ chế 1 cửa ASEAN