【roma vs atalanta】Thái Nguyên thu giữ 15.234 sản phẩm hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ
TheáiNguyênthugiữsảnphẩmhànghóanhậplậukhôngrõnguồngốcxuấtxứroma vs atalantao nguồn tin báo, bằng các biện pháp nghiệp vụ thẩm tra xác minh, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh do Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thái Nguyên chủ trì kiểm tra Hộ kinh doanh P.T.T có địa chỉ tại phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên do bà P.T.T làm chủ.
Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện cửa hàng đang bày bán 201 sản phẩm là mặt hàng đồ chơi 'người lớn' các loại và 471 sản phẩm mỹ phẩm (sữa tắm trắng, sữa tắm, mặt nạ dưỡng da) do nước ngoài sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, nghi là hàng hóa nhập lậu.
Đồng thời, Đoàn kiểm tra phát hiện 103 sản phẩm mặt hàng đồ chơi 'người lớn', 14.400 viên kẹo ngậm trái tim, 59 hộp bột ca cao không có nhãn hàng hóa, không có tên, địa chỉ của cá nhân nhập khẩu, phân phối và chịu trách nhiệm về hàng hóa, không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa, là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thái Nguyên thu giữ lượng lớn hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ
Tại thời điểm kiểm tra, bà T không xuất trình được bất cứ hóa đơn, chứng từ giấy tờ chứng minh nguồn gốc của hàng hóa. Bà T cho biết toàn bộ số hàng trên bà mua trôi nổi trên thị trường, của người không quen biết, không biết tên, địa chỉ, không có hóa đơn chứng từ. Tổng giá trị toàn bộ hàng hóa tính trên theo giá niêm yết tại cửa hàng gần 270 triệu đồng. Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.
Liên quan tới nhãn hàng hóa, ngày 09/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa, trong đó có nhiều điểm mới cần lưu ý như phạm vi điều chỉnh, quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa.
Cụ thể, đối với các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam thì nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: Tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa, nếu không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa; các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định. Nếu kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi các nội dung, trên nhãn, riêng nội dung được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Đối với hàng hóa nhập khẩu thì nhãn gốc bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan: Tên hàng hóa; xuất xứ hàng hóa (nếu không xác định được thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa); tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
Trường hợp trên nhãn gốc chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa. Sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.
Theo đó, lực lượng chức năng khuyến cáo, cùng với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, để mua được những sản phẩm đúng chất lượng, người tiêu dùng cần chủ động lựa chọn mua hàng ở các điểm kinh doanh, sàn thương mại uy tín. Khi mua cần có sự tham khảo, khuyến cáo của người thực sự có chuyên môn; mua hàng có hóa đơn, chứng từ, nhãn mác rõ nguồn gốc nơi nhập khẩu, sản xuất. Khách hàng kiên quyết tẩy chay với các hàng hóa thiếu các thông tin, xuất xứ theo quy định; chủ động tìm hiểu về sản phẩm trên các trang thông tin của ngành chuyên môn để bảo đảm sản phẩm đã được cấp phép hoặc sản phẩm không thuộc diện bị thu hồi do phát hiện các lỗi sau khi đưa ra thị trường.
An Dương
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- ·Chứng khoán 18/10: Áp lực bán gia tăng mạnh vùng 1.400 điểm, VN
- ·Loạt mệnh lệnh nóng của Thủ tướng về tiến độ Sân bay Long Thành và đường kết nối
- ·Ninh Thuận khai phá thị trường sản phẩm Halal
- ·Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
- ·Nếp sống văn hóa
- ·Thu hút đầu tư nước ngoài chờ đột phá
- ·Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Đường sắt tốc độ cao Bắc
- ·HLV Kim Sang
- ·Chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Đề nghị khắc phục sạt lở
- ·Chưa thể vượt qua được ngưỡng kháng cự 1.800 USD/ounce, giá vàng sẽ tăng vào tuần tới?
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Đà Nẵng dự kiến khởi công dự án hơn 817 tỷ đồng vào năm 2025
- ·Đắk Nông thu hút hơn 730 tỷ đồng vốn đầu tư mới
- ·Nghệ An ưu tiên đầu tư 12 dự án trên địa bàn huyện Đô Lương giai đoạn 2025
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn