【lich bong da truc tuyen】Dạy học theo chủ đề tích hợp: Khó hay dễ?
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn được xem là một trong những giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Xoay quanh chủ đề này vẫn đang còn nhiều băn khoăn, tranh luận.
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn được xem là một trong những giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Xoay quanh chủ đề này vẫn đang còn nhiều băn khoăn, tranh luận.
Dạy học tích hợp là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học. Nó thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương pháp dạy học. Còn tại sao phải dạy học tích hợp, liên môn thì đó là do yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn.
Những khó khăn
Trường THCS Quang Trung là trường đầu tiên của ngành giáo dục huyện Cái Nước thực nghiệm Chương trình Trường học kết nối VNEN bậc THCS. Ông Trần Hồng Dương, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, muốn dạy tốt theo hướng tích hợp liên môn, điều đầu tiên giáo viên phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai, hay nhiều môn học để dạy, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan. Do vậy, để vận dụng dạy học theo hướng tích hợp liên môn ở chương trình sách giáo khoa (SGK) hiện hành, giáo viên buộc phải tự điều chỉnh nội dung tích hợp sao cho phù hợp.
Giờ học theo chủ đề tích hợp liên môn tại Trường THCS Quang Trung, huyện Cái Nước luôn tạo hứng thú cho các em học sinh. Ảnh: ĐỖ HẢI |
Trong quá trình thực hiện dạy học theo hướng tích hợp liên môn, qua khảo sát thấy có một số khó khăn cơ bản như sau: Khó khăn từ nội tại, giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Với tâm lý quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn. Người dạy phải xem xét, rà soát nội dung chương trình SGK hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nó cũng yêu cầu cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin, truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế, nhất là các trường ở nông thôn.
Đối với học sinh, dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ học sinh hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
Thuận lợi
Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các thầy, cô giáo đang thực hiện dạy học theo hướng tích hợp liên môn thì những khó khăn nội tại không phải là không khắc phục được. Thầy Nguyễn Hoàng Triết, giáo viên dạy bộ môn Lịch sử, Trường THCS Quang Trung, chia sẻ: “Trong quá trình dạy môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác, vì vậy, đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó. Hay nói cách khác, đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi".
Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
Đồng quan điểm trên, thầy Nguyễn Hoàng Giang cho biết: “Trong những năm qua, giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, như phương pháp bàn tay nặn bột, hoặc kỹ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án... Môi trường trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên môn. Riêng học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn, nhất là các bộ môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, giáo án được thiết kế theo hướng mở nên cũng tạo điều kiện, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo".
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh thói quen trong tư duy, lập luận, tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó nhận thức vấn đề một cách thấu đáo, khắc sâu được kiến thức đã học. Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hằng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hoà nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống, biết phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn để học sinh vận dụng vào xử lý những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo.
Dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Các đơn vị trường học cần tăng cường đưa chủ đề dạy học vào các dịp hội giảng, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên địa bàn thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề, đưa hoạt động trường học kết nối vào hoạt động bắt buộc với các tổ bộ môn và giáo viên hằng năm. Ngành giáo dục cần đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của các đơn vị trường học là cơ sở để ngành giáo dục triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn trong thời gian tới./.
Nguyễn Anh Tuấn
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cháu nó được mổ tim rồi, Tết này vui lắm cô ơi!
- ·Bàn giao quy hoạch Khu nhà ở Thạch Bàn Lakeside
- ·35.000 căn hộ xếp hàng 'chuyển khẩu' sang nhà xã hội
- ·Nuốt Pico Mall, Lotte âm mưu gì?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 07/12: Giữ đà giảm do lo ngại dư cung
- ·Không có trường hợp nào nghi ngờ, lấy mẫu xét nghiệm Covid
- ·Bộ Quốc phòng triển khai nhiệm vụ phòng chống dịch giai đoạn 2
- ·Ocean Villlas Đà Nẵng đạt chuẩn 5 sao
- ·Bỗng nhiên bị đánh...
- ·Việt Nam ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc COVID
- ·Mẹ chồng tương lai cho 3 cây vàng đòi lại được không?
- ·Sáng 28/3, Bộ Y tế công bố thêm 6 ca mắc mới COVID
- ·Dự án Thăng Long
- ·Ecohome Kiên Giang bàn giao căn hộ đợt 1
- ·Đi tìm thú vui bên ngoài nhưng vẫn mong chồng thay đổi
- ·Tình người trong chiếc khẩu trang
- ·Dành 525 ha đất phát triển đô thị sinh thái ở Thạch Thất
- ·TP.Thuận An: Kiểm tra công tác chuẩn bị khu cách ly tập trung phòng chống Covid
- ·Mẹ chồng giữ vàng cưới hộ, ly hôn khó đòi lắm!
- ·Cơ hội cuối sở hữu căn hộ Helios Tower từ 1.4 tỷ đồng