【soi kèo arsenal vs】Khan hiếm nhân công thu hoạch mía
(CMO) Hiện nay, dù là cuối vụ mía, nhiều diện tích mía ở huyện Thới Bình đã quá ngày nhưng bà con nông dân không biết phải làm sao thu hoạch vì không thể tìm được nhân công. Trong khi đó, thương lái ở các vùng trên xuống ép giá. Chưa năm nào người trồng mía lại khổ sở như năm nay.
Ông Nguyễn Minh Khai, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trí Lực, huyện Thới Bình, thông tin: “Trên địa bàn xã có 120 ha mía, tính đến thời điểm hiện tại chỉ thu hoạch được khoảng 40% diện tích. Dự kiến cuối tháng 12 âm lịch này sẽ thu hoạch dứt điểm, tuy nhiên, tình trạng khan hiếm nhân công đã ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch mía, từ đó ảnh hưởng đến năng suất và chữ đường, kéo theo giảm lợi nhuận của người dân”.
“Sốt” nhân công
Mấy ngày qua, ông Nguyễn Văn Bí, Ấp 9, xã Trí Lực như "ngồi trên đống lửa" vì còn 5 ha mía giống ROC 16 của gia đình đã hơn 12 tháng mà không có nhân công thu hoạch.
Ông Bí chia sẻ: “Nhà tôi trồng hơn 10 ha mía, hiện còn 5 ha vẫn chưa thu hoạch được, mía đã trổ cờ. Mỗi năm vào thời điểm này đã thu hoạch xong hết. Nếu tình trạng này kéo dài, chữ đường giảm, quá thời hạn thu hoạch coi như lỗ trắng, vì giá mía cứ giảm, đầu vụ 800 đồng/kg, đến gần cuối vụ chỉ còn 650 đồng/kg”.
Người trồng mía lao đao vì giá đầu vụ 800 đồng/kg, nhưng gần cuối vụ chỉ còn 650 đồng/kg. |
Cũng theo ông Bí, hiện tại đã gần cuối vụ thu hoạch mía nhưng nạn thiếu nhân công diễn ra trầm trọng. Dù giá thuê nhân công tăng cao từ 250.000-300.000 đồng/tấn trở lên, ai cũng chạy đôn chạy đáo đặt cọc trước cả tháng mà chưa thể thuê được người.
Để khắc phục tình trạng thiếu nhân công, ông Phạm Văn Tứa, Ấp 3, xã Trí Phải, cho biết: “Nhà tôi trồng hơn chục công mía, tìm nhân công khó quá nên anh em trong xóm vần công qua lại. Tuy nhiên, số lượng mía vẫn không đủ giao cho thương lái mặc dù tụi tui phải làm buổi đứng từ 6 giờ sáng đến 3 giờ chiều”.
Theo nhiều nông dân trồng mía tại huyện Thới Bình, do khan hiếm nguồn nhân công nên khả năng thất thoát sau thu hoạch sẽ cao, giá nhân công tăng là do tình trạng người dân quê đi làm ăn xa. Nhiều người sau vụ mía nhàn rỗi nên lên TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, đến mùa không thể về, trong khi đó nhân công từ nơi khác đến, đẩy giá thuê lên cao hơn.
Diện tích liên tục giảm
Ông Nguyễn Văn Bí tâm sự: “Mỗi năm công ty mía đường địa phương đều ký hợp đồng bao tiêu với mức giá dao động từ 900-1.000 đồng/kg, thì nay nhà máy ngưng hoạt động, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của gia đình tôi cũng như bà con nơi đây”.
Theo ông Bí, do tình trạng ghe mía từ vùng trên xuống chèn ép giá, vừa rồi 5 ha mía của ông bán, trừ chi phí nhân công, phân thuốc coi như huề vốn, nên ông quyết định ban đất chuyển sang nuôi tôm. Ông Bí so sánh, giá lúa, tôm, cua hiện nay tương đối cao, chắc chắn sẽ cho thu nhập cao hơn mía, với lại không còn sợ cảnh mía bị nước mặn xâm nhập vì các hộ quanh đây đều ban đất chuyển sang tôm - lúa.
Gắn bó với cây mía hơn 20 năm, gia đình ông Trương Văn Lợi ở Ấp 9, xã Trí Lực, chuyển hơn 10 ha trồng mía sang làm lúa - tôm. Tính từ đầu năm đến nay, trên diện tích tôm - lúa, ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng, trong khi chỉ đầu tư khoảng 10 triệu (không tính tiền sang đất chuyển đổi).
Niên vụ mía 2016-2017, diện tích mía của huyện Thới Bình giảm còn 650 ha. Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình, cho biết: “Nguyên nhân chính là do thu nhập từ cây mía không còn hấp dẫn so với một số cây trồng và vật nuôi khác. Người dân đã ban đất chuyển sang trồng hoa màu và tôm - lúa, vì vậy những năm tới diện tích mía của huyện sẽ còn giảm mạnh”./.
Kim Liếu
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- ·Thăm, tặng quà tại nhà thờ Vị Hưng
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Italy tới chào từ biệt
- ·85 cá nhân ngành giáo dục nhận bằng khen của UBND tỉnh
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Ảnh hưởng vùng áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, thời tiết đất liền Kiên Giang mưa rào và dông
- ·Cần Giuộc: Ngành Lao động
- ·Bắt quả tang 4 đối tượng tụ tập sử dụng trái phép ma túy
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang phấn đấu hoàn thành các tiêu chí trường nghề chất lượng cao
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Chỉ dẫn phân luồng, không để xảy ra ùn tắc giao thông
- ·“Xuân yêu thương” đến với 600 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
- ·Lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn lãnh đạo tỉnh lắng nghe trẻ em nói
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Tân Trụ: Cần đồng bộ giữa hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử
- ·'Kỳ nghỉ' đáng nhớ của sinh viên
- ·Thông qua phương án hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Long An: Phát triển đô thị