【bonhdanet】Cụ thể mục tiêu hiện đại hóa cải cách hành chính công
Đổi mới cải cách quản lý tài chính công
Một trong những mục tiêu đầu tiên mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đặt ra trong công tác cải cách quản lý tài chính công là đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ,ụthểmụctiêuhiệnđạihóacảicáchhànhchínhcôbonhdanet sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra. Kiểm soát tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị, đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, |
Đồng thời, Bộ NN&PTNT tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật để đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể, mục tiêu đến năm 2025, có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện, hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.
Cùng với đó, Bộ NN&PTNT phấn đấu đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập...
Đối với công tác quản lý đất đai, tài sản, đảm bảo việc bố trí sử dụng nhà, đất đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đúng tiêu chuẩn định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Xác định nhiệm vụ cụ thể cho giai đoạn 10 năm tới
Hai giai đoạn cải cách hành chính công Chương trình Công tác cải cách hành chính được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia làm 2 giai đoạn, cụ thể: trong đó, giai đoạn 1 (2021-2025): Nội dung chương trình được xây dựng theo khung 5 năm. Giai đoạn 2 (2026-2030): Trên cơ sở sơ kết đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 1 và các nhiệm vụ thực hiện trong giai đoạn 2, đồng thời căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, xây dựng bổ sung nhiệm vụ cụ thể 5 năm tiếp theo triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ Chương trình cải cách hành chính của Bộ giai đoạn 2021-2030 và Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ. |
Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ NN&PTNT xác định những nhiệm vụ cụ thể cho giai đoạn 10 năm tới. Theo đó, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính; thực hiện phân bổ NSNN tập trung, sử dụng hiệu quả theo nguyên tắc dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ.
Bộ NN&PTNT sẽ phân bổ dự toán chi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở các mục tiêu về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện giảm chi hỗ trợ từ NSNN gắn với mức giảm biên chế hưởng lương từ NSNN và giảm chi hỗ trợ từ NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu phù hợp với lộ trình tính giá, phí dịch vụ sự nghiệp công.
Cùng với việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính, Bộ này tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập như chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ NN&PTNT cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ…
Bên cạnh đó, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN theo quy định của pháp luật; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN…
Bộ NN&PTNT chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; tạo sự cạnh tranh bình đẳng trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ sự nghiệp công. Cùng với đó, đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lập theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa; chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên và chi đầu tư...
Đối với công tác quản lý đất đai, tài sản, Bộ NN&PTNT hoàn thành việc sắp xếp 532 cơ sở nhà, đất đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp trực thuộc bộ theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; ban hành tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản chuyên dùng…
100% thủ tục có yêu cầu nghĩa vụ tài chính Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đặt mục tiêu đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp… Đến năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% số quy định và cắt giảm tối thiểu 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực NN&PTNT tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31/5/2020. Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử. Tối thiểu 80% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên. Số hóa kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực và giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp trung ương đạt tỷ lệ tối thiểu 40%; giai đoạn 2021-2025, mỗi năm tăng tối thiểu 20% cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử… Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC của Bộ NN&PTNT đạt tối thiểu 90%; 90% TTHC nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước lĩnh vực NN&PTNT được công bố, công khai và cập nhật kịp thời; 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ. Đến 2030, 100% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến. Tối thiểu 90% TTHC được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4; hoàn thành việc tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 80%. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC lĩnh vực NN&PTNT đạt tối thiểu 95%... |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Trao gần 18 triệu đồng cho em Lê Văn Vũ bị tai nạn
- ·Đại đức Thích Trúc Thái Minh trụ trì chùa Ba Vàng tiếp tục bị xử phạt
- ·Giải thưởng Sách Quốc gia cần bổ sung Giải bạn đọc yêu thích
- ·HDBank ưu đãi khách hàng nữ
- ·Bài thơ Thi nhân của Hữu Ước
- ·Ra mắt mẫu xe Piaggio Medley ABS hoàn toàn mới
- ·Sắp ra mắt Van Gogh Immersive 720
- ·Hà Nội yêu cầu phòng, chống dịch chặt chẽ dịp Giáng sinh, năm mới
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 7/2017
- ·OECD: Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm xuống còn 2,2% vào năm 2023
- ·LG trao hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ gia đình dân tộc Mường hoàn cảnh khó khăn
- ·Chuyển công an xử lý 2.280 vụ vi phạm pháp luật thuế
- ·ASEAN và Trung Quốc khởi động nâng cấp khu vực thương mại tự do
- ·Infographics: Sản xuất nông nghiệp tháng 11 và 11 tháng năm 2020
- ·Mất sổ hồng, tôi phải lên... Đài tiếng nói Việt Nam thông báo?
- ·Kia Cerato ra mắt tại Việt Nam sớm nhất trong khu vực
- ·Lazada cải tiến nhiều hoạt động kinh doanh TMĐT
- ·Cục Thuế TP. Hà Nội triển khai tháng hỗ trợ người nộp thuế
- ·Đón dân từ 4h sáng, đi xe lưu động làm căn cước công dân
- ·Con nhện khổng lồ giúp nghệ sĩ người Pháp Bourgeois nổi danh