【bxh bayern munich】Đổi mới công tác giáo dục thể chất: Hướng đến nhiều lợi ích
Trong tương lai,ĐổimớicôngtácgiáodụcthểchấtHướngđếnnhiềulợiíbxh bayern munich sinh viên sẽ được chọn lựa học môn thể dục mà bản thân yêu thích
Hình thành mô hình điểm
Tháng 7/2018, Liên đoàn Bóng đá Na Uy/Dự án Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam (NFF/FFAV) và Khoa GDTC - Đại học (ĐH) Huế vừa ký kết thỏa thuận hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động đổi mới, nâng cao chất lượng công tác GDTC.
Giai đoạn từ nay đến năm 2022, NFF/FFAV sẽ phối hợp Khoa GDTC để đánh giá tình hình, thực trạng công tác GDTC tại khoa, qua đó tư vấn kỹ thuật, theo dõi, đánh giá việc thành lập câu lạc bộ (CLB) và tổ chức các hoạt động CLB thể thao. NFF/FFAV sẽ tập huấn đưa công cụ trực tuyến vào việc quản lý CLB thể thao tại Khoa GDTC và tập huấn cho sinh viên chuyên và không chuyên (ở các cơ sở giáo dục thuộc ĐH Huế) về công tác huấn huyện bóng đá trẻ em với phương pháp mới và kiến thức cập nhật. NFF/FFAV cũng sẽ hỗ trợ kỹ thuật trong việc nâng cao chất lượng, công tác đào tạo sinh viên của khoa và của ĐH Huế trong khung chương trình; hỗ trợ kỹ thuật trong công tác đào tạo, tập huấn giảng viên, đồng thời nghiên cứu chương trình, giáo án hiện có của khoa GDTC nhằm đưa ra các đề nghị về việc đổi mới chương trình cho các nhóm đối tượng.
TS. Nguyễn Gắng, Khoa trưởng Khoa GDTC - ĐH Huế cho biết, khoa hướng đến sẽ thực hiện sớm việc thay đổi mô hình đào tạo truyền thống sang đào tạo theo câu lạc bộ (CLB). Tức là, cho sinh viên đăng ký theo các CLB của một môn thể thao yêu thích và sẽ đào tạo chuyên sâu hơn trong suốt quá trình học thể dục thay vì đóng khung chương trình, bắt sinh viên học các môn thể thao theo chương trình được xây dựng sẵn. “Điểm hạn chế của cách đào tạo truyền thống là có trường hợp sinh viên học những môn thể thao mà họ không đam mê. Điều này gây khó cho việc học, luyện tập và chưa phù hợp với việc phát triển thể chất của người học”, ông Gắng nói.
Theo tính toán của Khoa GDTC, việc xây dựng CLB bóng đá với sự hỗ trợ của NFF/FFAV sẽ trở thành mô hình điểm, tạo điều kiện để thử nghiệm và nghiên cứu tiếp các CLB của khoảng 9 môn thể thao khác để đưa vào đào tạo.
Hơn cả lợi ích đào tạo
Lợi ích trước mắt của hợp tác là truyền cảm hứng tập luyện và nâng cao chất lượng các hoạt động GDTC cho sinh viên ĐH Huế, đồng thời đổi mới chương trình, phương pháp dạy và học GDTC cũng như phát triển mô hình GDTC hiện đại nhằm nhân rộng tại các trường ĐH tại Việt Nam. Điều quan trọng, đích đến của hợp tác là tạo nguồn nhận lực để tiếp tục nhân rộng và phát triển phong trào bóng đá cộng đồng tại Việt Nam.
Hiện, toàn tỉnh có 216 CLB bóng đá cộng đồng tại các trường học, trung tâm bảo trợ trẻ em, khu tái định do NFF/FFAV hỗ trợ (bắt đầu ở Huế từ năm 2003). Dự án có thời hạn nhất định (nguồn tài trợ chính từ cơ quan phát triển của Bộ Ngoại Giao Na Uy đến hết năm 2018), trong khi việc phát triển sân chơi này là nhu cầu các địa phương, đơn vị và cần được duy trì. Theo ông Lê Đình Chung, Trưởng bộ phận chuyên môn Dự án Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam, việc phát triển phong trào bóng đá cần có đội ngũ chuyên môn trong khi sinh viên chuyên ngành GDTC với tố chất trẻ, tư duy mới và tiếp cận phương pháp đào tạo mới sẽ đảm nhận tốt công tác tổ chức, huấn luyện, trọng tài để phát triển các sân chơi bóng đá trong trường học và ngoài cộng đồng.
Với các sinh viên không chuyên, mô hình học tập mới được đào tạo theo hình thức chuyên sâu hơn cũng giúp họ có đủ kinh nghiệm, các kiến thức về nguyên tắc, giá trị, phương pháp bóng đá trẻ em. Dù ra trường không làm công việc giảng dạy, song nếu có kinh nghiệm và tâm huyết, họ có thể đứng ra hỗ trợ chuyên môn cho các giải bóng đá phong trào của trẻ em, khi mà mạng lưới CLB bóng đá cộng động đã phát triển tương đối rộng. Đặc biệt, với phạm vi tuyển sinh rộng, sinh viên ĐH Huế sẽ giúp nhân rộng, phát triển bóng đá cộng đồng ra nhiều địa phương trên toàn quốc.
Thời gian tới, NFF/FFAV và Khoa GDTC sẽ có các chương trình trao đổi kinh nghiệm với các trường đại học thể dục thể thao trong nước, các tổ chức thể thao quốc tế; đồng thời, sẽ kết nối sinh viên được đào tạo huấn luyện viên với các CLB bóng đá được FFAV hỗ trợ thành lập để thực hành kỹ năng và tăng kinh nghiệm trong công tác huấn luyện bóng đá trẻ em.
Bài, ảnh: Hữu Phúc
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hội Doanh nhân trẻ Long An tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần V, khóa VI, nhiệm kỳ 2022
- ·Gánh nặng thời tăng giá
- ·Nâng cao kiến thức pháp luật cho công đoàn viên
- ·Thực hư thông tin hai học sinh lớp 9 ở Đắk Lắk mất tích bí ẩn
- ·Diện mạo mới trên công trình trọng điểm đường Vành đai TP. Tân An
- ·Giúp đảng viên thoát nghèo
- ·Cà Mau: Thoát nghèo nhờ cây trái hoang dã
- ·Xóa đói giảm nghèo ở xã nông thôn mới
- ·Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
- ·Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 13,75 triệu người
- ·WinMart phục vụ hơn 300 sản phẩm 'giá siêu rẻ' cho người tiêu dùng miền Nam
- ·Nghỉ ốm 5 ngày được hưởng bảo hiểm xã hội, vậy có bị trừ lương 5 ngày ?
- ·Giúp đảng viên thoát nghèo
- ·8 người mù được mượn vốn để phát triển kinh tế
- ·Hà Nội phát triển nhân lực chất lượng cao cho sản xuất công nghiệp chủ lực
- ·Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 3
- ·Agribank bốc thăm trúng thưởng
- ·Cùng chăm lo cho những người mẹ của quê hương
- ·Vàng trong nước đứng giá, vàng thế giới tiếp tục giảm
- ·Tích cực chăm lo đời sống trẻ em