【tài góc】Đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành
72% thủ tục liên quan đến các bộ,Đơngiảnhóathủtụckiểmtrachuyênngàtài góc ngành
Nghị quyết 19/2015/NQ-CP đã giao trực tiếp các bộ rà soát đánh giá, thống nhất các quy định pháp luật về quản lý hàng hóa XNK thuộc diện KTCN theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Công khai hóa tiêu chuẩn áp dụng, đơn vị thực hiện kiểm tra, thời gian và chi phí đối với từng mặt hàng cụ thể. Phấn đấu đạt mục tiêu nhóm nước ASEAN 6 vào cuối năm 2015 và ASEAN 4 vào năm 2016. Tuy nhiên, trên thực tế, thủ tục KTCN còn phức tạp, hạn chế đến việc rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa XNK.
Ông Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan - Tổng cục Hải quan cho hay, việc chậm rút ngắn thủ tục thông quan hàng hóa lâu nay có nguyên nhân từ thủ tục quản lý chuyên ngành còn rườn rà, chậm được cải cách. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến KTCN quá nhiều nhưng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp thực tế và thông lệ của quốc tế. Hiện có 259 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng (19 luật, pháp lệnh; 54 nghị định, chỉ thị, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 186 thông tư, quyết định của các bộ, ngành). Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã lạc hậu nhưng chưa được điều chỉnh. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp một mặt hàng phải áp dụng nhiều chính sách quản lý, đồng thời thuộc diện quản lý của nhiều bộ, ngành…, khiến cho DN gặp khó để hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa; cơ quan hải quan chịu tiếng gây phiền hà…
Qua khảo sát tại một số cửa khẩu cảng, sân bay cho thấy, tỷ lệ hàng hóa kiểm tra chuyên ngành vẫn còn rất cao, khiến thời gian thông quan hàng hóa vẫn còn chậm. Tại Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, hàng hóa phải KTCN chiếm 30 - 35% tổng số hàng xuất nhập khẩu. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, số lượng hàng hóa KTCN tăng lên rất nhiều, chiếm khoảng 70 - 80% số lượng hàng hóa TKCN của cả năm 2014.
Xem xét các giải pháp
Trước thực tế nêu trên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh cho hay, Tổng cục Hải quan sẽ cùng các bộ, ngành sẽ hoàn thiện Đề án “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTCN theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, thuận lợi cho DN, phù hợp với các cam kết quốc tế. Phấn đấu đạt mục tiêu theo Nghị quyết 19 đề ra đạt ASEAN 6 vào cuối năm 2015, đạt ASEAN 4 trong năm 2016. Rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa từ 30 ngày xuống còn 13, 14 ngày…
Góp ý cho việc cải cách thủ tục KTCN, ông Phạm Thanh Bình, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan, chuyên gia dự án Quản trị nhà nước tăng trưởng toàn diện (USAID-GIG) cho hay, để thay đổi có tính cải cách trong quản lý, KTCN, bên cạnh việc hoàn chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước nên xem xét 3 nhóm giải pháp tổng thể.
Một là, áp dụng chính thức, có hệ thống phương pháp quản lý rủi ro trong quản lý, KTCN, để tạo sự đột phá trong công tác quản lý nhà nước. Theo đó, áp dụng cách thức, mức độ kiểm tra khác nhau đối với hàng hóa của các DN khác nhau trên cơ sở phân loại mức độ rủi ro đối với từng DN; các bộ, ngành nên áp dụng chế độ DN ưu tiên trong quản lý, KTCN tương tự như việc công nhận DN ưu tiên của Tổng cục Hải quan; phân loại hàng hóa để xác định thời điểm kiểm tra trước hoặc sau thông quan.
Hai là, điện tử hóa thủ tục nộp hồ sơ, trả kết quả… quản lý, KTCN; kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, KTCN để giảm tới mức tối thiểu giấy tờ, hướng tới mục tiêu phi giấy tờ, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực XNK.
Ba là, rà soát lại danh mục hàng hóa phải quản lý, KTCN để loại trừ những mặt hàng không nhất thiết phải kiểm tra. Đây là giải pháp không mới, nhưng cần đổi mới cách làm. Đơn cử như không nên quy định cả nhóm hàng “phân bón” phải KTCN, mà quy định cụ thể chỉ một số loại phân bón phải kiểm tra. Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện mặt hàng nào cần quản lý, KTCN mà chưa có trong danh mục thì ban hành văn bản bổ sung…/.
Trên thực tế, đến nay, ngành Hải quan đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hóa đã thu được kết quả tích cực. Đến nay, phần công việc giải quyết thủ tục hải quan chỉ chiếm 28%/ tổng thời gian giải phóng hàng hóa; 72% còn lại liên quan đến thủ tục KTCN của các bộ, ngành, cơ quan chức năng khác. |
Phúc Hải
(责任编辑:World Cup)
- ·Người trẻ tranh thủ cơ hội chốt deal ưu đãi cho xe đạp điện VF DrgnFly
- ·Cứu sống bệnh nhân rơi từ tầng 5
- ·Video Iran tập trận quy mô lớn giữa lúc xung đột Israel – Hamas leo thang
- ·Sáng 4/6: Việt Nam 49 ngày không có ca mắc mới COVID
- ·Fed nhận định 'còn nhiều việc phải làm' để kiểm soát lạm phát
- ·Cấp cứu bệnh nhân bản Sê Sáp
- ·Giúp sản phụ mẹ tròn con vuông tại chốt số 4
- ·Tòa án Mỹ lệnh Ivanka Trump ra làm chứng trong vụ xét xử ông Trump
- ·Ngân hàng Nhà nước: Lãi suất cho vay giảm 0,4%/năm
- ·VPBank “mạnh tay” tung loạt ưu đãi với sản phẩm chi lương doanh nghiệp
- ·5 cách tiết kiệm dung lượng di động 4G, 5G cho học sinh, sinh viên
- ·Giá vàng hôm nay (11/10): Thế giới giảm nhẹ, vàng DOJI sát mốc 70 triệu đồng/lượng
- ·Thêm 5 bệnh nhân mới, Việt Nam có hơn 400 ca mắc Covid
- ·Vươn tầm khu vực, Techcombank trở thành “Nơi làm việc xuất sắc hàng đầu châu Á 2023”
- ·Tết Nguyên đán Ất Tỵ: Hàng không Việt tăng thêm chuyến bay
- ·Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút mạnh tiền qua phát hành tín phiếu
- ·Nơi thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc
- ·Phi công người Anh dự kiến về nước ngày 12/7, đã 73 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID
- ·Ra mắt nền tảng tư vấn giáo dục, hướng nghiệp uy tín Navigates.vn
- ·BN 91 có thể rời khoa Chăm sóc tích cực chuyển sang phục hồi chức năng