【kết quả werder bremen】Xét xử vắng mặt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là tiền đề để dẫn độ về nước
Chiều 16/8,étxửvắngmặtbàNguyễnThịThanhNhànlàtiềnđềđểdẫnđộvềnướkết quả werder bremen Ban Nội Chính Trung ương họp báo cung cấp thông tin về kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo).
Phó Ban Nội Chính Trung ương Đặng Văn Dũng cho biết, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo có đề cập đến việc điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt những đối tượng bỏ trốn, mở đường xử lý trường hợp tương tự ở các vụ án khác.
"Đây là điểm mới, nổi bật trong phòng chống tham nhũng, là cơ sở dẫn độ tội phạm, nghiên cứu ban hành án lệ áp dụng trên cả nước về xét xử đối tượng bỏ trốn", Phó Ban Nội Chính Trung ương nhấn mạnh.
Ông Dũng nhắc lại việc thực hiện chủ trương chỉ đạo của Tổng Bí thư là "dù tội phạm có bỏ trốn cũng bị xét xử". Tại cuộc họp sáng nay, các thành viên Ban Chỉ đạo nhấn mạnh kiên quyết dẫn độ bằng được đối tượng bỏ trốn trong các vụ án về nước để xét xử nghiêm minh.
Trả lời báo chí về vụ án AIC và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Phó Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên cũng cho hay, quyết tâm của Ban Chỉ đạo và các cơ quan bảo vệ pháp luật rất cao, quyết liệt, không phải chỉ trường hợp này, mà tất cả trường hợp bỏ trốn đều quyết tâm truy bắt.
"Chúng ta đã có bước tiến mới mà Ban Chỉ đạo đã tổng kết là hiếm có một nền tư pháp nào, một đất nước nào có khả năng, cách làm xử lý cả với những đối tượng bỏ trốn. Quy định của pháp luật Việt Nam cho phép làm điều đó. Tất cả trường hợp có hành vi phạm tội, chứng cứ rõ mà bỏ trốn thì vẫn đủ điều kiện để kết tội để xử lý nghiêm minh", ông Yên khẳng định.
Phó Ban Nội chính Trung ương cho biết, đây là tiền đề để phục vụ cho việc truy bắt tội phạm bỏ trốn.
"Khi anh mới là đối tượng truy nã thôi, chưa có bản án thì rất khó khăn trong hợp tác quốc tế, nhưng khi bản án tuyên có hiệu lực thì anh là tội phạm, nhất là tội phạm liên quan đến tham nhũng, kinh tế thì thế giới này không có nước nào dung tha", ông Yên phân tích.
Ông Yên cũng cho hay, với những nước chúng ta chưa ký hiệp định hỗ trợ tư pháp thì thực hiện nguyên tắc "có đi có lại". Không phải chỉ lực lượng điều tra Bộ Công an mà các lực lượng cơ quan chức năng của chúng ta ở nước ngoài, nhất là lực lượng ngoại giao, Bộ ngoại giao đều phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
"Chúng ta sẽ cố gắng quyết tâm và tôi tin rằng sẽ có kết quả", ông Yên nói.
Xử lý hình sự 31 cán bộ diện Trung ương quản lý từ đầu nhiệm kỳ đến nay
Ngày 16/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 24 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tại tỉnh An Giang
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp
- ·Vì sao Đảng ta kiên định chủ nghĩa Mác
- ·Chủ tịch Thượng viện Pháp kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam
- ·Chính thức Phát động thi đua 'Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí'
- ·Dân số thế giới đạt mốc 8 tỉ: Niềm vui và nỗi lo
- ·Các nước đánh giá cao công tác chuẩn bị cho Hội nghị WEF ASEAN
- ·Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm 16 Đại sứ
- ·Bộ Y tế xem xét cấp số đăng ký thuốc Molnupiravir điều trị Covid
- ·Nhiều giải pháp bảo đảm nhân dân Hà Nội đón Tết an toàn
- ·Siêu nhạc hội 8Wonder và lễ hội mùa thu quốc tế lần đầu tiên đến Hà Nội
- ·Tạo đột phá mới về cải cách hành chính
- ·Thủ tướng chỉ ra 6 bài học thành công của Chu Lai
- ·Ông Trần Quốc Vượng chủ trì họp Tiểu ban phục vụ Đại hội XIII của Đảng
- ·Thủ tướng: Đổi mới sáng tạo để bắt kịp, phát triển và tăng trưởng cùng thế giới
- ·Thủ tướng: Công nhân kỹ thuật cao là tài sản, vốn quý quốc gia
- ·Kiểm toán cần phát huy hơn nữa vai trò phòng, chống tham nhũng
- ·Vướng mắc lớn khi xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn
- ·Đề xuất giảm 20%
- ·Chia sẻ giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch