【lịch thi đấu atletico】Hơn 1.300 trường hợp ở TP.HCM chưa bàn giao đất cho dự án Vành đai 3
Giải phóng mặt bằng chưa đạt 50%
Dự án đầu tư xây dựng Đường Vành đai 3 có tổng chiều dài 76km,ơntrườnghợpởTPHCMchưabàngiaođấtchodựánVànhđlịch thi đấu atletico đi qua TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 75.300 tỷ đồng.
Đây là dự án trọng điểm quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kết nối hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tại TP.HCM, dự án Đường Vành đai 3 đi qua địa bàn TP.Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, với tổng chiều dài 47km. Tổng mức đầu tư đoạn đường này hơn 41.000 tỷ đồng, trong đó kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng 18.000 tỷ đồng.
Để xây dựng 47km thuộc dự án Đường Vành đai 3, TP.HCM cần thu hồi 410,439ha đất của 1.689 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Theo báo cáo mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM, tính đến ngày 12/5, TP.Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh đã chi 1.639 tỷ đồng tiền bồi thường. Có 360 trường hợp đã bàn giao đất, tổng diện tích bàn giao mặt bằng là 184,236ha.
Cụ thể: TP.Thủ Đức có 556 trường hợp bị ảnh hưởng, diện tích đất cần thu hồi gần 100ha. Đến nay mới chỉ có 28 trường hợp đã bàn giao mặt bằng, tổng diện tích đất đã bàn giao gần 19ha;
Huyện Củ Chi có 408 trường hợp bị ảnh hưởng, cần thu hồi 65,2ha. Đã có 126 trường hợp đã bàn giao mặt bằng, tổng diện tích đất đã bàn giao gần 31ha;
Huyện Hóc Môn là địa phương thực hiện tốt nhất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án Đường Vành đai 3 khi có 164/332 trường hợp đã bàn giao mặt bằng, diện tích đất đã bàn giao gần 75ha trong tổng số 99ha đất cần thu hồi;
Huyện Bình Chánh có 393 trường hợp bị ảnh hưởng, diện tích đất cần thu hồi gần 146ha. Đến nay, đã có 42 trường hợp đã bàn giao mặt bằng với tổng diện tích gần 60ha.
Như vậy, so với tổng số 1.689 trường hợp bị ảnh hưởng, 360 trường hợp đã bàn giao đất chỉ đạt tỷ lệ 21,31%. Tổng diện tích đất đã bàn giao đến nay là 184,236ha/410,439ha, đạt tỷ lệ 44,88%.
Theo Sở TN&MT TP.HCM, trong 182,236ha đất đã bàn giao mặt bằng tại các địa phương đã bao gồm 44ha do Nhà nước trực tiếp quản lý, có thể bàn giao ngay cho chủ đầu tư để thi công. So với tổng kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng 18.000 tỷ đồng, năm 2023 UBND TP.HCM đã bố trí vốn 1.639 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 9,1%.
Doanh nghiệp ‘không hợp tác’ đã đồng ý bàn giao đất
Liên quan đến những khó khăn khi thu hồi đất, ngày 11/5, Ban Chỉ huy dự án thành phần 2 Dự án đầu tư xây dựng Đường Vành đai 3 TP.HCM (Ban chỉ huy) có văn bản khẩn gửi Đảng uỷ Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) đề nghị xử lý chi bộ và đảng viên có dấu hiệu vi phạm.
Ban chỉ huy cho biết trên địa bàn huyện Bình Chánh có 142.024,7m2 đất tại địa chỉ số 2D10, đường số 3, xã Phạm Văn Hai do Công ty CP Lâm nghiệp Sài Gòn (tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sagri, đã cổ phần hoá năm 2016) đang tạm quản lý, sử dụng. Diện tích đất này thuộc ranh dự án Đường Vành đai 3 TP.HCM.
Theo báo cáo của UBND huyện Bình Chánh, lãnh đạo Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn không chịu bàn giao đất. Dù cơ quan chức năng đã vận động, thuyết phục nhưng lãnh đạo doanh nghiệp này không hợp tác và đưa ra nhiều yêu sách bất hợp lý, không phù hợp quy định pháp luật.
Do đó, Ban chỉ huy đề nghị Đảng uỷ Sagri kiểm tra dấu hiệu vi phạm và xem xét xử lý kỷ luật đối với Chi bộ, cấp uỷ chi bộ và các đảng viên có liên quan tại Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn theo đúng quy định.
Tìm hiểu của PV VietNamNet, sở dĩ Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn chưa chịu bàn giao hơn 142m2 nói trên là do chưa hoàn thiện được thủ tục đất đai.
Năm 2015, UBND TP.HCM ra quyết định giao tài sản cố định của Sagri cho Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn để doanh nghiệp này thực hiện cổ phần hoá. Trong 15 tài sản nhà đất giao có khu đất hơn 142m2 này.
Giai đoạn 2019 – 2020, Kiểm toán Nhà nước khu vực 4 và Kiểm toán Nhà nước khu vực 8 đã kiến nghị UBND TP.HCM ký lại hợp đồng thuê đất cho Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn.
Đồng thời, năm 2020, Thường trực UBND TP.HCM cũng đã có thông báo chỉ đạo các sở ngành giải quyết cho Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn ký lại hợp đồng thuê đất. Tuy nhiên, 7 năm qua, doanh nghiệp này vẫn chưa hoàn thiện được thủ tục pháp lý về đất đai của khu đất này.
Ngày 12/5, đại diện Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn đã ký biên bản bàn giao hơn 142m2 đất tại địa chỉ số 2D10, đường số 3, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh cho Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Bình Chánh.
Rút ngắn thời gian bồi thường 47 ngày, TP.HCM muốn Vành đai 3 là dự án kiểu mẫuSo với quy chế phối hợp thông thường, thời gian bồi thường cho người dân có đất bị thu hồi tại dự án đường Vành đai 3 được rút ngắn 47 ngày nhờ có thêm cơ chế đặc thù.(责任编辑:World Cup)
- ·Năm 2022: Long An thu ngân sách nhà nước đạt gần 22.000 tỉ đồng
- ·Missosology nhận định Ngọc Châu là nhân tố tiềm năng
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 15%
- ·Ông Rah Lan Chung làm Chủ tịch tỉnh Gia Lai
- ·Số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục tăng trưởng
- ·Youtuber nước ngoài nhận xét về kết quả của Ngọc Châu tại Miss Univers
- ·Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia chính thức về Bộ Công thương
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Các doanh nghiệp lớn cần phát huy vai trò “doanh nghiệp dẫn đầu”
- ·Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới
- ·Tình hình tham nhũng qua dự báo của Chính phủ
- ·Tây Ninh đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao
- ·Tăng trưởng GDP trông chờ vào dịch vụ
- ·Phương Nhi tặng bò cho bà con nghèo
- ·Phần thi áo tắm của Thanh Thanh Huyền tại Miss Charm thất vọng
- ·Tăng cường truy xuất nguồn gốc thực phẩm, xử lý nghiêm vi phạm khi xảy ra ngộ độc
- ·Bộ Giao thông Vận tải thông tin về triển khai cắm mốc giới thực địa quy hoạch Sân bay Nội Bài
- ·Hà Nội triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024
- ·Ai là bậc thầy ứng xử của lịch sử Miss Universe?
- ·Tạo cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Thủ đô
- ·Hà Nội ra Chỉ thị nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực