【nam định vs viettel】Cơ bản xử lý yếu kém, thất thoát của tập đoàn nhà nước vào năm 2025
3 dự án thoát danh sách kém hiệu quả ngành Công Thương | |
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025: Sẽ xử lý dứt điểm các dự án yếu kém | |
Thường trực Chính phủ họp xử lý một số dự án yếu kém ngành Công Thương |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo |
Thu ngân sách vượt kế hoạch, nợ công giảm mạnh
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và dự kiến Kế hoạch 5 năm 2021-2025 tại phiên họp Quốc hội sáng nay 22/7/2021, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, giai đoạn 2016-2020, kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
Thu ngân sách nhà nước (NSNN) vượt kế hoạch; bội chi, nợ công giảm mạnh; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỷ lục. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt kết quả tích cực, đúng hướng, thực chất...
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020 chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức chống chịu và cạnh tranh, tính độc lập tự chủ của nền kinh tế chưa cao. Cùng với đó, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chưa đáp ứng yêu cầu.
Ở góc độ cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết trong giai đoạn 2016-2020 có những vấn đề nổi lên về kinh tế - xã hội cần được nhấn mạnh thêm.
Về mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng chưa có bứt phá lớn, kết quả thực hiện 3 đột phá chiến lược chưa đạt được mục tiêu đề ra, nhất là kết cấu hạ tầng. Một số chỉ tiêu không đạt như: GDP bình quân năm; GDP bình quân đầu người; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP; tỷ lệ lao động qua đào tạo; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân.
Cùng với đó, thu NSNN chưa bền vững, số vượt thu chủ yếu là các khoản thu từ vốn và thu từ đất đai; cơ cấu thu chưa đạt theo kế hoạch; công tác kê khai, quản lý thuế đối với hộ kinh doanh vẫn còn hạn chế. Các khoản thu ở khu vực DNNN, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu vực tư nhân không đạt. Tỷ trọng chi thường xuyên vẫn còn ở mức cao (64,9% năm 2017, 64% năm 2020). Chi cho khoa học, công nghệ không đạt chỉ tiêu 2%.
“Bên cạnh đó, thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn còn hạn chế; nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được xử lý dứt điểm. Hết năm 2020, số nợ đọng còn lại là 9.923 tỷ đồng. Một số đơn vị còn nợ đọng lớn như Bộ Giao thông vận tải, Ninh Bình, Lạng Sơn, Phú Thọ”, ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.
Xử lý dứt điểm dự án thua lỗ, kém hiệu quả
Trong giai đoạn 2021-2025, mục tiêu tổng quát đặt ra là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô bền vững, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016-2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội sáng ngày 22/7/2021 |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong giai đoạn tới là tập trung thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nhưng căn cứ vào tình hình thực tế và địa bàn cụ thể để lựa chọn ưu tiên, quyết liệt triển khai các giải pháp phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Đến năm 2025, hoàn tất việc sắp xếp lại khối DNNN; xử lý cơ bản những yếu kém, thất thoát của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề cập tới vấn đề tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư của mọi thành phần kinh tế còn tồn đọng, kéo dài, tạo nguồn lực phát triển; đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông ở các vùng kinh tế trọng điểm và những vùng còn khó khăn...
Ủy ban Kinh tế cơ bản đồng tình với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Chính phủ nêu, đề nghị Chính phủ quán triệt bám sát Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng thời, quan tâm một số nội dung.
Cụ thể như, quy định cụ thể thời hạn, lộ trình thực hiện để phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng như các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia; xử lý dứt điểm cơ cấu lại các ngân hàng mua bắt buộc, ngân hàng yếu kém; thực hiện tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước; xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương, các dự án đầu tư hạ tầng thuộc ngành giao thông, đường sắt đô thị.
Rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư xây dựng; đưa vào vận hành an toàn các dự án nguồn điện và lưới điện truyền tải theo đúng tiến độ; sắp xếp lại khối DNNN, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty nông, lâm nghiệp; triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia.
Hoàn thiện chính sách thương mại; khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do, tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư; xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản; cơ cấu lại nợ, xử lý nợ xấu phát sinh từ các dự án BOT, BT giao thông…
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu, tăng 2 chỉ tiêu so giai đoạn 2016-2020, với 8 chỉ tiêu về kinh tế, 9 chỉ tiêu về xã hội và 6 chỉ tiêu về môi trường. Một số chỉ tiêu quan trọng là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; đóng góp của TFP vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; bội chi NSNN bình quân 3,7% GDP; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Xổ số Vietlott: Giải thưởng độc đắc trị giá gần 62 tỷ đồng ‘về tay’ ai
- ·Việt Nam, Singapore hold 10th defence policy dialogue
- ·Prime Minister Phúc to attend G20 Summit, visit Japan
- ·Real estate tycoon charged with defrauding customers in apartment building project
- ·Long An triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2022
- ·HCM City merges 18 wards with larger administrative units
- ·Construction inspectors charged over bribery allegations
- ·HCM City merges 18 wards with larger administrative units
- ·Điểm chuẩn Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2018
- ·34th ASEAN Summit opens in Bangkok
- ·Tăng cường kiểm tra việc kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc
- ·Best mainstream journalistic works honoured on Revolutionary Press Day
- ·Prime Minister to attend 34th ASEAN Summit in Thailand
- ·Best mainstream journalistic works honoured on Revolutionary Press Day
- ·Hé lộ đường thăng tiến của PGĐ Sở GD&ĐT Sơn La bị khởi tố trong vụ gian lận điểm thi
- ·Man gets eight
- ·Prime Minister Phúc to attend G20 Summit, visit Japan
- ·Defence ministry gets tough on military land
- ·Sốc với số tiền một người dân phải trả nếu muốn chuyển lên sao Hỏa sinh sống
- ·Former lawyer Trần Công Khải jailed for plotting APEC attack, anti