【ket qua valencia】Thủ tướng Chính phủ biểu dương nỗ lực của các cơ quan báo chí trong cuộc chiến chống Covid
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, cuộc sống của người Việt Nam là mơ ước của nhiều nước | |
Thủ tướng trả lời báo chí nước ngoài về công tác chống Covid-19 | |
“Tôi đánh giá cao việc Việt Nam xây dựng và thực thi các gói hỗ trợ" |
Vai trò rõ nét của báo chí trong cuộc chiến với Covid-19
Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ ngày 1/2 đến 31/5/2020, báo chí đã đăng tải tổng số 560.048 tin, bài về dịch Covid-19, trong đó, về sắc thái, tin tích cực chiếm tỷ lệ 41,96%; trung lập chiếm tỷ lệ 35,47%, tin tiêu cực chiếm tỷ lệ 22,56%.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Bằng khen của Thủ tướng cho 18 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Khi Việt Nam bước sang trạng thái “bình thường mới”, tỷ lệ tin bài liên quan đến dịch Covid-19 vẫn được các cơ quan báo, đài tiếp tục duy trì từ 28-40% tỷ lệ tin, bài về phục hồi, phát triển kinh tế nhưng không chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, trên không gian mạng Việt Nam có gần 17 triệu đề cập (dòng trạng thái, bình luận) liên quan tới tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam.
Tại Hội nghị, GS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, ngay từ những ngày chống dịch đầu tiên, các cơ quan thông tấn, báo chí, các đài phát thanh truyền hình cả ở trung ương lẫn địa phương đều đã chủ động nhập cuộc, tăng thêm thời lượng, mở thêm chuyên mục, bố trí thêm phóng viên, biên tập viên để khai thác mọi chủ đề của đời sống liên quan tới dịch bệnh, không ngại các điểm nóng, ổ dịch, thực hiện cập nhật thông tin 24/7.
"Nhờ đó mà các thông tin chính thống, chính xác về phòng, chống dịch tạo một dòng chảy chủ đạo của truyền thông trong phòng chống đại dịch và tạo được niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và sự tham gia của các cấp, các ngành", GS.Nguyễn Thanh Long nêu.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, mục tiêu mà các cơ quan báo chí đặt ta là làm sao để có được những thông tin chỉ đạo điều hành, tình hình dịch bệnh, khuyến cáo phòng ngừa mới nhất, cập nhật nhất để phục vụ nhu cầu của công chúng.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Y tế, trong cuộc chiến với Covid-19, các cơ quan báo chí đã tận dụng triệt để ưu thế truyền thông 4.0.
Theo đó, ngay từ những ngày đầu, nhiều DN và chuyên gia của Việt Nam đang làm chủ, chúng ta đã kịp thời đưa ra những ứng dụng (app) để cung cấp thông tin, hướng dẫn người dân phòng chống dịch; giúp người dân khai báo y tế và cập nhật tình trạng sức khỏe của mình.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên áp dụng tờ khai y tế điện tử; ứng dụng nCovi được đẩy mạnh; các khuyến cáo từ hệ thống điện thoại di động, từ các tiện ích trên mạng đi động được áp dụng triệt để.
Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hơn 15 tỷ tin nhắn được các nhà mạng viễn thông gửi đến các số thuê bao di động về các khuyến cáo về phòng chống dịch, hơn 5 tỷ bản tin được Zalo chuyển đến người sử dụng và ít quốc gia nào áp dụng những lời nhắc trước mỗi cuộc gọi đối với tất cả các thuê bao.
Bên cạnh đó, cách tiếp cận truyền thông chủ động, cởi mở, minh bạch của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và các bộ ngành đã nhận được sự cộng hưởng tích cực của người dân.
Ngoài ra, trong cuộc chiến chống Covid-19 hình ảnh của các nhà báo cùng với những tấm áo trắng của người thầy thuốc ngày đêm bám trụ; có nhiều tờ báo, nhiều nhà báo xin được vào ăn cùng, làm cùng, cách ly cùng với các thầy thuốc là những hình ảnh không bao giờ quên trong trận chiến này.
Chưa kể, có những nhà báo phải gửi con về quê cho bố mẹ trông giúp để tác nghiệp vào bất cứ thời điểm nào hay nhiều nhà báo bám biên cùng với các chiến sỹ biên phòng, ăn núi ngủ rừng nhiều đêm ngày. Có nhiều nhà báo vừa tác nghiệp, vừa vận động bà con hỗ trợ trang thiết bị, nhu yếu phẩm, kinh phí cho các lực lượng phòng chống dịch. Tất cả, tất cả các tấm gương đó đã làm lên những chiến thắng này.
“Việc phối hợp thực hiện đồng thời công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch trên các chiến tuyến, trận tuyến đã mang lại thắng lợi trong cuộc chiến truyền thông phòng, chống dịch và góp phần vào thành tích chung trong việc kiểm soát đại dịch”, GS. Nguyễn Thanh Long khẳng định.
Lan tỏa những thông điệp tích cực
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, truyền thông đã góp phần quan trọng vào chiến thắng trong công tác phòng, chống Covid-19, một đại dịch toàn cầu hơn 100 năm mới xuất hiện một lần.
“Vai trò của truyền thông, thông tin, với lực lượng hùng hậu, có ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của bất cứ sự kiện nào. Lúc khó khăn mới hiểu lòng người, sự xông pha, đồng thanh hiệp lực của báo chí chống dịch Covid-19 có ý nghĩa lớn”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Bằng khen của Thủ tướng cho 18 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Theo Thủ tướng, chúng ta đã chống dịch với tinh thần của thời chiến, "chống dịch như chống giặc", “thần tốc, thần tốc hơn nữa”. Chúng ta đã sử dụng các đối sách kịp thời như cách ly tập trung, sử dụng các lực lượng quân đội, công an vào công tác này, “quân lệnh như sơn”, khóa chặt bên ngoài, khoanh vùng, dập dịch bên trong, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng hộ. Thà hy sinh quyền lợi kinh tế trong ngắn hạn để bảo đảm sức khỏe nhân dân.
Toàn dân đã vào cuộc, đồng tâm hiệp lực, quyết tâm chống COVID-19, hạn chế tối đa lây nhiễm trong cộng đồng. Nhờ đó, chúng ta có tỷ lệ lây nhiễm trên số dân là thấp nhất và chi phí phòng, chống dịch cũng thấp nhất. Điều thần kỳ và cũng là may mắn là không có người tử vong, không có gia đình nào phải mang khăn tang trên đầu do Covid-19.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng, trong lúc dịch bệnh, khó khăn thì tính nhân văn, nhân ái được thể hiện mạnh mẽ. Khi xuất hiện tâm dịch ở Vũ Hán (Trung Quốc), chúng ta đã đưa máy bay đón các du học sinh về nước và hàng chục phi công, tiếp viên đăng ký tình nguyện đi vào tâm dịch “giải cứu” đồng bào. Hay khi bệnh nhân số 91, phi công người Anh có nguy cơ phải ghép phổi thì 50 người tình nguyện sẵn sàng hiến phổi cho bệnh nhân này.
Thủ tướng nêu rõ, ngành tuyên giáo, truyền thông và thông tin, các cơ quan báo chí, giới văn nghệ sỹ đã đóng góp quan trọng vào phòng, chống dịch, tạo đồng thuận xã hội, nâng cao nhận thức của nhân dân, không khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc để chiến thắng đại dịch. Đó là món quà quý giá để chúng ta có sản phẩm thiết thực, đóng góp kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhắc lại câu chuyện về chuyến công tác chống hạn, mặn tại các tỉnh phía Nam, Thủ tướng cho biết, khi đó, phát hiện bệnh nhân số 17, thị trường náo loạn, “chúng ta đã chỉ đạo kịp thời và báo chí đồng loại đưa tin, Việt Nam bảo đảm đầy đủ hàng hóa, có cơ số dự phòng ứng phó mọi tình huống, các cửa hàng mở đến 11 giờ đêm”. Nhờ đó, thị trường đã trở lại bình thường. Hay là hàng tỷ tin nhắn đã được gửi tới người dân. “Chúng ta đã thông tin kịp thời, minh bạch”, áp dụng công nghệ trong đưa tin.
Rất nhiều hình ảnh ấn tượng về chiến sỹ áo trắng, cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an gác dọc biên giới, những câu chuyện chiến sỹ không thể về thắp hương khi bố mất hay không thể về thăm con mới sinh… đều được báo chí, truyền thông đưa lên.
Qua báo chí, đã tiếp thêm động lực, sức mạnh cho các cán bộ, chiến sỹ ở tuyến đầu chống dịch, động viên, khuyến khích người dân bình tĩnh, chủ động.
“Vì lẽ đó, chúng ta đã có tình hình Việt Nam là một trong số ít nước bắt đầu đến tiến trình bình thường mới sau đại dịch sớm nhất thế giới”, Thủ tướng nói, đồng thời nêu rõ, cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kép.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng, nhiệm vụ quan trọng lúc này là phát triển kinh tế - xã hội, giữ các cân đối lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan, nếu chủ quan là trả giá khi dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới, hiện chưa có vắc xin.
“Chúng ta nói về việc chuẩn bị mở cửa nhưng mở cửa ở đâu, mở cửa như thế nào, kiểm soát làm sao để không lây nhiễm ra cộng đồng từ khách du lịch”, Thủ tướng đặt vấn đề.
Để thực hiện mục tiêu kép, hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, Thủ tướng cho rằng, cần phải làm tốt hơn nữa công tác thông tin truyền thông, truyền thông phải góp phần lan tỏa năng lượng tích cực trong xã hội, nhân rộng những gương người tốt, việc tốt, mô hình tốt, công ty tốt, cách làm ăn hiệu quả trong phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau dịch.
Truyền thông, thông tin phải góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đóng góp vào nỗ lực xử lý các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, giải ngân vốn đầu tư công, chú trọng phát triển thị trường trong nước đối với sức tiêu dùng gần 100 triệu dân đang tăng trưởng nhanh về thu nhập.
Chủ động thực hiện tốt thông tin đối ngoại, tuyên truyền những nỗ lực thành tựu Việt Nam, xây dựng hình ảnh Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn, năng động và giàu tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế.
Thủ tướng đề nghị báo chí tham gia tích cực, góp phần vào thành công Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng.
Chúc mừng báo chí nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần của báo chí là “phò chính, diệt tà”, vượt qua khó khăn trước ảnh hưởng của mạng xã hội để đứng vững.
Nhân dịp này, Thủ tướng cho biết, cần có cơ chế tài chính phù hợp hỗ trợ cho báo chí sau khi quy hoạch.
Tại Hội nghị, Thủ tướng đã quyết định thưởng 1 tỷ đồng cho tất cả các tờ báo tham gia thực hiện nhiệm vụ truyền thông, thông tin về Covid-19; trao Bằng khen của Thủ tướng cho 18 tập thể.
Trước đó, sáng 16/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2020). Phát biểu tại giao ban, nhân dịp Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến đội ngũ những người làm báo trong cả nước; gửi lời cảm ơn các cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên đã có đóng góp quan trọng vào việc thông tin tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch Covid-19 nói riêng và thông tin tuyên truyền nói chung. Chia sẻ với các cơ quan báo chí về khó khăn gặp phải do đại dịch Covid-19, tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng đây cũng là dịp để chứng minh sự cần thiết, quan trọng, không thể thay thế của hệ thống báo chí Việt Nam. Liên quan đến việc thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Phó Thủ tướng cho rằng công tác này cần được thực hiện theo đúng lộ trình đã đề ra nhưng tiếp tục có những điều chỉnh cho phù hợp. Việc quy hoạch báo chí không phải để báo chí kém đi, lực lượng nhà báo yếu đi mà để báo chí phát triển một cách chính quy, bài bản hơn. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Chắc sếp không biết em đang yêu sếp đâu
- ·Quy chế đi công tác ở nước ngoài của ngành giáo dục
- ·Hơn 20.000 cơ hội việc làm cho thanh niên, sinh viên
- ·Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm ngoại ngữ trong trường mầm non
- ·Một bản án nghiêm là sự răn đe cho toàn xã hội
- ·THCS An Lộc A đoạt giải nhất nghi thức đội và chỉ huy đội giỏi
- ·Đề xuất cơ chế thu học phí mới áp dụng từ năm học 2015
- ·Sinh viên ngành nghệ thuật được hỗ trợ tiền học phí
- ·Bé 3 phần sống 7 phần chết, cha sợ...con quyết mổ
- ·Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
- ·'Tập 2' không hạnh phúc!
- ·Đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường trong mùa mưa lũ
- ·Tỉnh đoàn tổ chức hội nghị trực tuyến thông tin thời sự
- ·Học sinh trường THPT Lộc Hiệp tìm hiểu về các di tích lịch sử
- ·45 triệu đồng đến với bé gái phù chân voi ở Yên Bái
- ·Quy định mới về cộng tác viên thanh tra giáo dục
- ·Thêm 9 trường ĐH, CĐ được tuyển sinh riêng
- ·Bí thư cơ sở đoàn chưa là cán bộ đoàn kiểu mới
- ·Giá vàng hôm nay 20/11: Vàng tiếp tục tăng giá
- ·Hơn 50 trường ĐH, CĐ công bố điểm thi