【tỷ số đội】Thương hiệu quốc gia giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế trong kinh doanh
Doanh nghiệp gia tăng giá trị kinh doanh qua chuyển đổi số | |
Doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam |
Các chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ tại diễn đàn Thương hiệu quốc gia 2021 |
Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải – Phó Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia tại Lễ Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2021 và Diễn đàn thương hiệu Việt Nam 2021 diễn ra tại TPHCM ngày 19/4.
Liên tục tăng hạng
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về giá trị thương hiệu quốc gia đi cùng những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được, khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và tầm vóc của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Theo đó, những năm gần đây, thứ hạng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện trên bảng xếp hạng thế giới và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh nhờ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng các quan hệ song phương và đa phương, hỗ trợ xuất nhập khẩu cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu. Theo báo cáo của Brand Finance, năm 2020 Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới (tăng 29% so với năm 2019, lên 319 tỷ USD). Nhờ đó, giá trị Thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng 9 bậc, lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng (theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu 2021).
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá, khi tham gia vào Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị sản phẩm cũng như giá trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của mình. Số lượng doanh nghiệp được công nhận có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tăng đều qua các giai đoạn từ 30 doanh nghiệp năm 2008, đến năm 2020 Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có 124 doanh nghiệp với 283 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia, trong đó đã có nhiều thương hiệu đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới.
Thêm lợi thế nhờ Thương hiệu quốc gia
Chia sẻ lợi thế của việc có sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia, đại diện Công ty CP Nhôm Việt Dũng cho biết, việc đạt danh hiệu thương quốc gia đã giúp công ty khẳng định được lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như củng cố sức mạnh khi xuất khẩu ra nước ngoài. Đặc biệt, việc phát triển thị trường cũng như quảng bá hình ảnh ra thị trường nước ngoài đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Trong bối cảnh hậu Covid-19, nhiều bạn hàng xuất khẩu đã kết nối lại với doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, Nhôm Việt Dũng kỳ vọng chứng nhận Thương hiệu quốc gia sẽ giúp công ty thuận lợi hơn trong việc kết nối lại và thúc đẩy các thị trường xuất khẩu trong năm 2021.
Là doanh nghiệp lần đầu đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Vina T&T cho biết, Thương hiệu quốc gia là cột mốc quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc phát triển và khẳng định vị thế của mình. Với việc đạt Thương hiệu quốc gia, doanh nghiệp nhận được rất nhiều hỗ trợ trong việc quảng bá hình ảnh để mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn.
Đặc biệt, với danh hiệu Thương hiệu quốc gia, ông Tùng kỳ vọng sẽ rút ngắn được quá trình đàm phán với các đối tác trên thế giới và mở rộng xuất khẩu tời các thị trường mới.
Với hàng loạt các lợi ích mang lại, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh chương trình Thương hiệu quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội từ chương trình này. Trong đó tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Đồng thời cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp quan tâm tới chương trình, để các doanh nghiệp chưa đạt thương hiệu quốc gia sẽ đáp ứng được các tiêu chí của chương trình; cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp đã đạt thương hiệu quốc gia để có thể vươn xa hơn nữa ra thị trường quốc tế.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng triển khai các hoạt động quảng bá để thế giới biết đến chương trình Thương hiệu quốc gia và những doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·BHXH Việt Nam hiến 174 đơn vị máu trong chương trình “Hiến máu an toàn
- ·Olympic 2012: Võ sĩ Văn Ngọc Tú lĩnh ấn tiên phong
- ·Thị trấn Hòa Bình: Trên 200 VĐV tham dự Đại hội Thể dục thể thao IV
- ·Bình Phước: 9 tháng, ủy nhiệm thu thuế hơn 52 tỷ đồng
- ·Gói hỗ trợ lãi suất 2% vì sao vẫn mãi ì ạch?
- ·Vòng 3 cúp Liên đoàn Anh: Manchester City, Everton bị loại
- ·Cả nước chi 2,3 tỷ USD để nhập khẩu xăng dầu các loại trong quý 1
- ·Chăm sóc mai sau tết
- ·Tổng Cục dự trữ Quốc gia: Hơn 120 nghìn tấn gạo được xuất cấp cho các địa phương
- ·Từ ngày 8
- ·Long An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% so cùng kỳ
- ·Ðoàn Kết xây dựng nông thôn mới
- ·Israel là thị trường tiềm năng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
- ·ĐT nữ Việt Nam lên đường dự vòng loại Asian Cup 2014: Tự tin xuất trận
- ·Giải bài toán tiêu thụ nông sản 'vừa mừng, vừa lo'
- ·U19 Việt Nam thắng đậm U19 Đài Loan (Trung Quốc) 6
- ·Giá vàng lên mốc 67 triệu đồng, tỷ giá trung tâm quay đầu đi xuống
- ·Tứ kết World Cup 2014: Sốc hay điên rồ?
- ·5 giải pháp phục hồi kinh tế, tạo tiền đề tăng trưởng năm Nhâm Dần
- ·Những mẫu xe ôtô bị khai tử khỏi thị trường Việt Nam trong năm 2022