【kèo nhà cái arsenal】Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Tránh tình trạng “lạm phát do tâm lý”
Kiềm chế lạm phát năm 2021: Đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi | |
Điều hành giá ngay từ đầu năm,êngiakinhtếPGSTSĐinhTrọngThịnhTránhtìnhtrạnglạmphátdotâmlýkèo nhà cái arsenal tránh lạm phát kỳ vọng | |
"Vẽ" trước cả khó khăn và thuận lợi để có kịch bản điều hành giá phù hợp |
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021, trong đó có mục tiêu về kiềm chế lạm phát?
Năm 2021, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Dự báo trên cơ sở việc phòng chống và kiểm soát tốt dịch bệnh, ý thức phòng chống dịch của người dân và toàn xã hội tăng cao, Việt Nam đã chuyển sang hình thức kiểm soát chặt chẽ biên giới, khoanh vùng dập dịch ngay tại gốc với phạm vi thích hợp, nền sản xuất của đất nước đã có những dấu hiệu phục hồi mạnh từ quý 4/2020. Các DN Việt Nam đã thích ứng nhanh chóng với trạng thái kinh tế mới.
Cơ cấu nền kinh tế đã có những chuyển biến đáng kể từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, năng suất lao động tăng đáng kể, đóng góp của nhân tố TFP vào tăng trưởng đạt 45-47%. Kinh tế tư nhân đã trở thành một nhân tố quan trọng đóng góp 44-45% GDP, là một động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, việc cải cách hành chính, cắt giảm các điều kiện kinh doanh, giảm 29 loại phí, lệ phí đã góp phần tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh và các chi phí tiếp cận cho các DN. Hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới thông qua hiệu quả của các Hiệp định thương mại EVFTA, RCEPT, UKVFTA… giúp các DN Việt Nam có cơ hội nhập khẩu các máy móc, thiết bị, các nguyên nhiên vật liệu và hưởng các ưu đãi xuất xứ, ưu đãi thuế cùng với việc đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Kinh tế số đã trở thành một trào lưu, một động lực phát triển của các DN trong nền kinh tế, đang thúc đẩy tính công khai, minh bạch, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất lao động trong nền kinh tế.
Đầu tư công đã có những chuyển biến tích cực, mức độ giải ngân năm 2020 đạt trên 92% đang góp phần tháo gỡ các khó khăn về cơ sở hạ tầng, về khả năng kết nối giữa các vùng kinh tế, góp phần tạo công ăn việc làm và tăng trưởng GDP. Vốn FDI sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2021 cũng sẽ là một nhân góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
Dự báo trong năm 2021 nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% - 6,7% thì khả năng lạm phát sẽ trong khoảng 3,3% (+, - 0,5%).
Nếu dịch bệnh được khống chế sớm, kinh tế thế giới phục hồi tốt, kinh tế Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội, nắm bắt và thích ứng với các Hiệp định Thương mại tự do và những thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới, tăng trưởng 6,8% - 7,4% thì khả năng lạm phát có thể sẽ là 3,8% (+, - 0,5%).
Tuy mục tiêu lạm phát trong năm 2021 được đề ra là dưới 4% nhưng còn rất nhiều nhân tố phức tạp có thể đẩy chỉ số CPI tăng cao. Ông có thể phân tích rõ hơn những yếu tố sẽ tác động đến chỉ số lạm phát?
Năm 2021, nền kinh tế thế giới sẽ từng bước phục hồi dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của các Chính phủ. Nhiều quốc gia trên thế giới đã phát triển được vắc xin chống Covid-19 và đã có những quốc gia thực hiện tiêm chủng rộng rãi trong xã hội. Khi dịch bệnh được kiểm soát thì các quốc gia sẽ đẩy mạnh công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế. Và mặc dù dịch bệnh có thể có diễn biến phức tạp, nhưng nhiều quốc gia đã dần quen với trạng thái “bình thường mới”, vừa nỗ lực phòng chống dịch, vừa bắt đầu từng bước phục hồi kinh tế.
Nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu, về vật tư, linh phụ kiện và hàng hóa sẽ tăng cao. Đây sẽ là nhân tố thúc đẩy lạm phát tăng lên. Hơn nữa, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới trong thời gian dài vừa qua đã hạ thấp lãi suất, thậm chí áp dụng cơ chế lãi suất âm để thúc đẩy sản xuất. Dư địa và tác dụng của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế rất hạn hẹp. Để kích thích phục hồi và tăng trưởng kinh tế, các quốc gia chủ yếu sẽ sử dụng các gói hỗ trợ tài khóa. Điều này sẽ làm giá trị đồng tiền của nhiều quốc gia giảm giá. Đó cũng là nhân tố thúc đẩy lạm phát tăng cao.
Nền kinh tế Việt Nam năm 2021, được dự báo sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu, về lao động tăng lên. Thu nhập của người dân cũng tăng cao đòi hỏi hàng hóa cũng phải đáp ứng đa dạng về mẫu mã, chất lượng và giá cả. Cầu tiêu dùng tăng cũng là một nhân tố có thể thúc đẩy lạm phát tăng cao. Mặt khác, thời gian vừa qua lãi suất ngân hàng đã xuống tương đối thấp. Khi sản xuất phục hồi, nhu cầu về vốn tín dụng tăng cao sẽ có khả năng thúc đẩy lãi suất và lạm phát tăng cao.
Hơn nữa, trong thời gian gần đây do lãi suất thấp, một lượng tiền lớn có thể đã chuyển hướng vào lĩnh vực bất động sản thông qua trái phiếu lãi suất cao của các DN bất động sản, nên dù đại dịch bùng phát, nhưng giá cả các phân khúc của thị trường này không giảm, thậm chí ở nhiều địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh còn tăng cao. Đặc biệt, có một lượng tiền lớn đang chảy mạnh vào thị trường chứng khoán. Đây có thể là dấu hiệu nền kinh tế phục hồi rất tốt và kỳ vọng sáng sủa của các nhà đầu tư vào sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng cũng cần theo dõi chặt chẽ sự biến động trên cả hai thị trường này để tránh các tình huống có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường và thị trường tài chính tiền tệ và lạm phát. Thêm vào đó, khả năng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2021 cũng sẽ là một nhân tố có thể đẩy lạm phát tăng cao.
Vậy theo ông để kiềm chế lạm phát ở mức dưới 4% trong năm 2021, chúng ta sẽ cần triển khai những giải pháp nào?
Để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức dưới 4% trong năm 2021 như chỉ tiêu của Quốc hội là một mục tiêu khó khăn, cần thực hiện tốt một số biện pháp. Theo đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại và phòng ngừa các dịch bệnh sẽ là tiền đề tốt cho ổn định sản xuất, ổn định thị trường, bình ổn giá cả các mặt hàng.
Đồng thời, tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế sẽ là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc giữ ổn định nền kinh tế, giúp tránh được tâm lý hoài nghi của các DN và các tầng lớp dân cư, tránh tình trạng “lạm phát do tâm lý”.
Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục theo dõi sát tình hình biến động của nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính – tiền tệ, chủ động, thực hiện điều hành linh hoạt lãi suất, công cụ thị trường mở, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, từng bước ổn định và nâng cao giá trị đồng Việt Nam để làm cơ sở cho việc kìm giữ chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI). Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường, nhất là với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả. Đặc biệt, cần có sự theo dõi chặt chẽ sự biến động trên cả thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán tránh các tình huống có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính tiền tệ và lạm phát.
Đối với các hàng hóa được mua sắm bằng tiền từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa dự trữ quốc gia, hàng hóa, dịch vụ phục vụ công ích cần được kiểm tra tính xác thực, tính đầy đủ và chính xác. Với những hàng hóa, dịch vụ có thể đấu thầu cần tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ công ích để đảm bảo tính cạnh tranh, tính hiệu quả và công bằng
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành giá, thực hiện tốt các quy định về công khai, minh bạch các thông tin về giá, đặc biệt là đối với các mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá, các mặt hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, tránh lạm phát kỳ vọng, tránh các tin đồn thất thiệt gây hoang mang tâm lý, ảnh hưởng xấu tới mặt bằng giá cả của một số mặt hàng và mặt bằng giá cả của nền kinh tế. Đồng thời, cần có các cơ chế theo dõi, quản lý giá thường xuyên giữa các cơ quan có liên quan và có chế tài xử lý nghiêm khắc để các chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành phải được các DN và các tầng lớp dân cư thực thi một cách toàn diện và nghiêm túc…
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Pha chế 600 chai nước rửa tay sát khuẩn phục vụ người dân phòng dịch Covid
- ·Hôm nay khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV
- ·Quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Thị trường công nghệ mùa tựu trường
- ·Việt Nam mong muốn phát huy quan hệ hợp tác toàn diện với LHQ
- ·Gắn kết quân dân
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Sáng tạo trong triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp xã
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Nỗ lực kéo giảm tai nạn giao thông
- ·Trầm lắng thị trường lịch Tết Nhâm Dần 2022
- ·Quá trình Bác Hồ sáng lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Nguy hiểm đạp nhầm chân thắng
- ·Đồng bào Công giáo đồng hành, đóng góp phát triển quê hương
- ·Đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục
- ·Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- ·Việt Nam’s 47