【xem trực tiếp inter miami】Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ |
Chủ động tháo gỡ các vướng mắc
Ông Nguyễn Thế Hiệp cũng cho hay,àNộisẵnsàngthànhlậpcụmcôngnghiệpmớisaukhiNghịđịnhsốcóhiệulựxem trực tiếp inter miami phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được thành phố xác định là khâu đột phá, trong đó ưu tiên phát triển hạ tầng sản xuất công nghiệp để góp phần hoàn thành các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2021-2025 đạt từ 8,5-9,0% theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 17 đã đề ra.
Đến nay, thành phố đã thành lập được 102 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.188ha, trong đó có 43 cụm công nghiệp được thành lập trong giai đoạn 2018 - 2020 theo Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý phát triển cụm công nghiệp của Chính phủ với tổng diện tích 742ha.
Ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội. Ảnh Cấn Dũng |
Tuy nhiên từ năm 2021 đến nay, theo lãnh đạo Sở Công Thương thành phố, việc thành lập mới các cụm công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn do vướng mắc liên quan đến các văn bản quy định bị chồng chéo chưa được sửa đổi, tháo gỡ kịp thời.
Nói về điều này, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nêu, tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn dù đã có nhiều tiến triển nhưng vẫn còn chậm so với kế hoạch và yêu cầu, do các quy định, thủ tục, giấy phép còn chồng chéo.
Ðó là các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách giữa Luật Ðầu tư, Luật Ðất đai và các nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Các vấn đề về giao đất, cho thuê đất, tính giá đất… cũng như giải phóng mặt bằng do vướng vào khu vực nghĩa trang hoặc một số hộ dân chưa đồng thuận.
Để tháo gỡ những vướng mắc này, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hội nghị giao ban định kỳ và đột xuất, đánh giá tiến độ cụ thể của từng cụm công nghiệp, phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, phân định rõ trách nhiệm của từng sở, ngành, quận, huyện, thị xã, chủ đầu tư và yêu cầu tiến độ thực hiện. Hàng tháng có kiểm đếm tiến độ công việc và ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc.
Thành phố đã chỉ đạo việc triển khai thực hiện các cụm công nghiệp theo hướng “không hồi tố thủ tục quyết định chủ trương đầu tư”, qua đó các sở, ngành tập trung đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục về xác nhận nghĩa vụ ký quỹ, giao đất thực hiện dự án..., rút ngắn 50% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính để chủ đầu tư có đủ điều kiện khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp.
Thành phố đã có những động thái mạnh nhằm gỡ khó cho các cụm công nghiệp, tuy nhiên, ông Hiệp nhấn mạnh, việc Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (Nghị định số 32) có hiệu lực từ ngày 1/5/2024 là rất cần thiết và đúng thời điểm giúp tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc trong quá trình thành lập mới các cụm công nghiệp.
“Nghị định số 32 đã tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; đảm bảo phát triển cụm công nghiệp bền vững, trật tự, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phưomg và kịp thời tháo gỡ những bất cập phát sinh trong thực tiễn”, ông Hiệp khẳng định.
Kỳ vọng vào Nghị định mới
Theo ông Hiệp, điểm nổi bật của Nghị định số 32 đã quy định mô hình chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức và không giao Trung tâm phát triển cụm công nghiệp cấp huyện; Ban quản lý cấp huyện; đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương làm chủ đầu tư.
Phối cảnh Cụm công nghiệp Đông Phú Yên, huyện Chương Mỹ mới được khởi công đầu tháng 3/2024. Ảnh Khánh Vy |
Nghị định cũng kế thừa, giữ nguyên các nguyên tắc, nội dung quản lý đã được quy định tại Nghị định số 68, đang phát huy hiệu quả. Đáng lưu ý, Nghị định số 32 tiếp tục quy định thủ tục thành lập, mở rộng cụm công nghiệp. Trong đó có lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo hình thức thành lập Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư để chấm điểm; không tổ chức đấu thầu đấu giá.
Đồng thời, giao trách nhiệm Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền quy định dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp phù hợp với nội dung Báo cáo đầu tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp đã được phê duyệt không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư.
Nghị định cũng quy định về điều chỉnh chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, bao gồm cả mô hình cụm công nghiệp có công trình hạ tầng kỹ thuật hình thành từ ngân sách nhà nước.
Để việc triển khai Nghị định số 32 được thuận lợi trong thời gian tới, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, đề nghị: Các Bộ sớm có hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 32 theo nhiệm vụ được giao.
Trong đó, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm đề xuất cơ quan có thẩm quyền quy định dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp phù hợp với nội dung Báo cáo đầu tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp đã được phê duyệt, không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư nhằm thống nhất cách triển khai trên toàn quốc.
Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng và ban hành Thông tư quy định, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 32, trong đó làm rõ một số nội dung cụ thể, như: Quy định cụ thể về biểu mẫu, cách thức xem xét, chi tiết các tiêu chí đánh giá năng lực kinh nghiệm, tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tránh chủ quan, duy ý chí.
Quy định, hướng dẫn cụ thể về quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Quy định chi tiết về điều chỉnh chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, trong đó có sử dụng ngân sách nhà nước hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật.
“Năm 2024, là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của thành phố Hà Nội trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025. Thành phố xác định phát triển hạ tầng cụm công nghiệp không chỉ dừng lại ở hạ tầng tiêu chuẩn mà phải là hạ tầng, đồng bộ, hiện đại đáp ứng sự định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường mà công nghiệp thành phố hướng tới”, ông Hiệp nhấn mạnh.
Lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội đồng thời thông tin, thành phố Hà Nội quyết tâm chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai thành lập mới các cụm công nghiệp ngay sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực nhằm góp phần vào tăng trưởng ngành công nghiệp theo chỉ tiêu đề ra
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Thiên tài 9 tuổi học hết Toán cấp 2, ẵm HCV Olympic quốc tế với điểm tuyệt đối
- ·Bài toán mua bán bò khiến cộng đồng mạng tranh cãi
- ·Thầy giáo người Việt mở trường phổ thông tại Mỹ
- ·Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
- ·Nam sinh Yên Bái xin lỗi sau phát ngôn gây tranh cãi trên mạng xã hội
- ·TH School: Mang lại hạnh phúc đích thực để học sinh không ngừng vươn xa
- ·Bài toán tiểu học khiến phụ huynh cũng phải 'đứng hình'
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển
- ·Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- ·Phú Thọ bố trí chỗ học tạm cho học sinh sau vụ sập cầu Phong Châu
- ·16 địa phương cho học sinh nghỉ học tránh siêu bão Yagi
- ·Giảng viên trường Cao đẳng FPT bị cho thôi việc sẽ tiếp tục giảng dạy tại trường
- ·Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- ·Bỏ Amazon, về Việt Nam cạnh tranh với Google
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Chua sót' hay 'chua xót'?
- ·Một trường chuyên có 4 học sinh cùng giành huy chương Olympic Tin học quốc tế
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·Thử thách 10 giây tìm ra chữ số trong dấu hỏi chấm