【hạ phỏm là gì】Cầu nối ý Ðảng
(CMO) Trong từng giai đoạn phát triển, Ðảng bộ tỉnh Cà Mau luôn phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Ở cộng đồng dân cư, những trưởng ấp, trưởng ban công tác Mặt trận, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số… luôn gần dân, hiểu dân, lắng nghe tiếng nói của dân, cùng cấp uỷ, chính quyền thực hiện tốt các phong trào thi đua, nhiệm vụ địa phương. Họ là những cầu nối giúp Ðảng hiểu lòng dân.
Mỗi người một cương vị khác nhau, thực hiện những nhiệm vụ khác nhau, nhưng trong mọi hoàn cảnh, đều thể hiện tinh thần trách nhiệm, tận tâm vì dân, vì sự phát triển của quê hương.
Mang ánh sáng của Ðảng đến cộng đồng dân cư
Ngày ngày, người dân ấp Xóm Sở, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, đều thấy ông Nghê Thành Tư trên chiếc xe 3 bánh (xe tự chế cho người khuyết tật) đi khắp các tuyến kênh để nắm bắt tình hình dân cư, vận động bà con thực hiện nếp sống văn minh, phát triển kinh tế, cùng lực lượng ra quân trồng cây, phát cỏ… Công việc này đã trở nên quen thuộc với ông Nghê Thành Tư hơn 10 năm qua trong vai trò Phó bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp.
Ðược nhận nhiều thành tích khen thưởng và là một điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen giai đoạn 2016-2020, đối với ông Tư đó là phần thưởng từ sự đoàn kết, đồng thuận của chi bộ và hơn 570 hộ dân ấp Xóm Sở. Ông Tư chia sẻ: “Mình phải chịu khó lắng nghe, thấu hiểu và kịp thời giải đáp thắc mắc, phản ánh của dân thì bà con mới yên tâm, tin tưởng, chung tay góp sức thực hiện các chủ trương, quy định”. Ông Tư khoe, trên địa bàn có 2 tuyến Ánh sáng an ninh, với 53 đèn năng lượng, kinh phí được vận động trong doanh nghiệp và đóng góp của người dân trên tuyến, tới đây sẽ tiếp tục nhân rộng.
Ðể gần dân, sát dân, ông Tư đề xuất chia địa bàn thành 8 tổ dân cư, giao trưởng các đoàn thể phụ trách, nắm hoàn cảnh, danh sách thành viên từng gia đình, số điện thoại. Nhờ thế, trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác phòng, chống dịch được thực hiện thuận lợi. Trong các cuộc họp dân, khi bà con có ý kiến đóng góp về các chương trình được triển khai, ông Tư tổng hợp và cùng chi bộ xem xét, giải quyết cho dân. Những ý kiến nằm ngoài phạm vi của khu dân cư, ông chuyển lên cấp trên xem xét, xử lý.
Ðiều đặc biệt ở ông Tư là luôn dành sự quan tâm, chăm lo cuộc sống người nghèo. Từ đầu năm đến nay ông đã vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hơn 40 triệu đồng, hỗ trợ quà cho hộ nghèo, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó…
Là người khuyết tật, ông Nghê Thành Tư (áo xanh) vượt qua mặc cảm bản thân, phấn đấu vào Đảng, nỗ lực thực hiện vai trò cầu nối ý Đảng - lòng dân. Ảnh: Ông Nghê Thành Tư vận động người dân thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao.
Ông Lê Minh Hoàng, người dân ấp Xóm Sở, cho biết: “Ông Tư gần gũi, chân tình, nên có việc gì thắc mắc là tôi gọi điện hỏi ngay. Như hồi bắt tay xây dựng nông thôn mới, có những tiêu chí tôi chưa hiểu, đều được ông Tư giải thích cặn kẽ, từ đó tôi và bà con đồng tình hưởng ứng trồng hàng rào cây xanh, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn trái, rau màu, và nhất là chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn”.
Tâm tình về gia cảnh của mình, ông Tư không giấu được xúc động. Ông Tư xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, 13 tuổi mồ côi mẹ, 16 tuổi trúng mìn trong lần đi cấy lúa, phải sử dụng đôi chân giả cả đời. Bằng nghị lực, ông Tư chịu khó học hỏi, tham gia công tác ở hợp tác xã nông nghiệp ấp, tài chính xã và được đứng vào hàng ngũ của Ðảng. Chính điều đó là động lực để ông tiếp tục nỗ lực xây dựng cuộc sống gia đình ấm no và cống hiến tâm sức vì sự phát triển quê hương.
Hơn 30 năm tuổi Ðảng, 69 tuổi đời, ông Tư vẫn nhiệt huyết mang ánh sáng của Ðảng đến cộng đồng dân cư, để bà con tin tưởng, góp sức dựng xây quê hương.
Dân tin, đồng thuận
Vừa là cựu chiến binh, vừa là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, ông Hữu Sil, ở ấp Cơi Tư, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, luôn phát huy tốt vai trò cầu nối giữa ý Ðảng với lòng dân, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong cách nghĩ, cách làm của đồng bào Khmer nơi đây.
Trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, ông Sil đóng vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao. Cùng với 2 vụ lúa, quanh nhà, sau vườn ông Sil trồng các loại rau màu, cây ăn trái, kết hợp chăn nuôi. Từ tay trắng lập nghiệp, nay ông Sil có hơn 20 công đất sản xuất. Ðồng thời giáo dục con cháu thành đạt.
Bằng sự hiểu biết và uy tín của mình, ông Sil vận động bà con phấn đấu làm ăn, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Mỗi khi trong ấp xảy ra vụ việc tranh chấp, xích mích do hiểu lầm giữa làng xóm, mâu thuẫn vợ chồng..., ông Sil luôn đứng ra khuyên can, hoà giải hợp tình, hợp lý. Sự tận tâm của ông Sil hơn 10 năm qua đã góp phần đem lại sự đổi thay, bình yên, no ấm nơi phum, sóc.
Nhắc đến ông Sil, người dân trong ấp đều thể hiện sự quý mến, kính trọng. Ông Danh Văn Thạnh chia sẻ: “Tôi và 2 đứa con làm phụ hồ, khi thì đào đất mướn, chỉ đủ lo cho vợ tôi bị bệnh mấy năm nay, cuộc sống thiếu thốn suốt. Nhờ ông Sil thường xuyên đến thăm hỏi, động viên, giúp vốn sửa chữa nhà, đề xuất để xã xét vay ngân hàng được 15 triệu đồng để tôi chăn nuôi, trồng trọt, từ đó gia đình dần vươn lên thoát nghèo”.
Ông Phan Thanh Bình, Phó bí thư Thường trực Ðảng uỷ xã Khánh Bình Tây, cho biết, xã có 5 người có uy tín, là những tấm gương sáng, đóng góp thiết thực trong các phong trào thi đua yêu nước, truyền tải nghị quyết vào cuộc sống. Cùng với đó, họ tham gia đóng góp nhiều ý kiến trong thực hiện chính sách dân tộc, đời sống văn hoá, an ninh trật tự... để địa phương hoàn thiện các nhiệm vụ chính trị. Các ý kiến đều thể hiện sự lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, góp phần hạn chế bức xúc, tiêu cực, tiếp tục củng cố lòng tin của người dân với Ðảng, chính quyền.
Bằng những việc làm tích cực của mình, ông Hữu Sil (thứ 2, bên trái), người có uy tín trong đồng bào Khmer, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong cách nghĩ, cách làm của đồng bào nơi phum, sóc.
Những cầu nối giúp Ðảng hiểu lòng dân không chỉ là những người có thâm niên, kinh nghiệm công tác mà còn là những cán bộ trẻ, có năng lực, chịu học hỏi và sâu sát Nhân dân, để xây dựng những cách làm thiết thực, cùng cấp uỷ, chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ địa phương.
Anh Hứa Chí Linh tốt nghiệp đại học Kinh tế thuỷ sản, sau vài năm đi làm ở các công ty tư nhân, vì gia đình đơn chiếc, anh Linh trở về quê (Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi) tham gia các hoạt động ở khóm và được tín nhiệm bầu làm phó bí thư chi bộ, trưởng khóm. Ðể thực hiện tốt nhiệm vụ mới, anh Linh tiếp tục học đại học Luật, gần gũi dân để kịp thời giải quyết kiến nghị, bức xúc trong cộng đồng dân cư.
Trước mắt, anh Linh củng cố 23 tổ tự quản, 12 tổ văn hoá và thành lập nhóm Zalo Nhân dân, gồm 380 hộ, kịp thời truyền tải các văn bản mới, các nhiệm vụ xây dựng đô thị văn minh, để người dân hiểu, cùng thực hiện. Bên cạnh đó, các công việc đều được công khai ra dân và lấy ý kiến của Nhân dân, đồng thời phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ cách làm này đã tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân, người dân tích cực góp sức cùng chính quyền thực hiện các phong trào thi đua, các chỉ tiêu, nghị quyết. Nhiều năm qua, Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Mới đây, người dân đóng góp hơn 200 triệu đồng xây dựng trụ sở sinh hoạt văn hoá khang trang, sạch đẹp.
Xác định giảm nghèo là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, anh Linh cùng tập thể rà soát nguyên nhân hộ nghèo, có giải pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả theo từng hoàn cảnh, như vận động xây nhà, hỗ trợ vốn sản xuất, tạo điều kiện vay tín dụng… Từ 20 hộ nghèo năm 2016, đến nay khóm còn 3 hộ nghèo, phấn đấu cuối năm nay giảm 2 hộ nghèo.
Anh Linh chia sẻ, muốn người dân tin tưởng và làm theo thì việc đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền các chủ trương, chính sách rất quan trọng. Khi dân hiểu rõ những chủ trương đó có lợi cho mình và cuộc sống của mình thì mọi việc sẽ được triển khai thuận lợi.
Trên khắp đất Cà Mau, còn biết bao cầu nối ý Ðảng - lòng dân như thế. Họ là những người truyền lửa, tạo nên sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, vận động bà con phát triển kinh tế, lối sống văn minh, đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, xây dựng cuộc sống bình yên thôn xóm./.
Việt Trung
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Kinh nghiệm mua đồng hồ đính kim cương cao cấp từ chuyên gia
- ·Thưởng thức tinh hoa ẩm thực Việt tại Liên hoan văn hóa ẩm thực Đất Tổ
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Thị trường chứng khoán là bệ phóng cho nhiều DN phát triển
- ·Tăng mạnh kim ngạch xuất hàng hóa sang Singapore
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu thông qua thương mại điện tử
- ·NSND Bùi Bài Bình tái xuất với vai diễn đối lập 'Hương vị tình thân'
- ·Cấp, đổi hộ chiếu thực hiện trực tuyến, nhận qua bưu điện
- ·Hà Anh sexy bên 6 'quý ông', Mai Ngô diện váy hiểm hóc đi sự kiện
- ·Giá xăng dầu hôm nay 29/12/2023: Giữ đà giảm, mất tiếp 3%
- ·Việt Nam tham gia 2 hội chợ lớn tại Trung Quốc
- ·Giá vàng quay đầu giảm mạnh, ‘nóng’ giá USD thị trường tự do
- ·Infographics: Những chính sách nổi bật, có hiệu lực từ tháng 5/2023
- ·Hoàng Yến Chibi: Nhiều cuộc tình, yêu lần nào cũng như lần đầu
- ·Những khoản trợ cấp sẽ tăng khi điều chỉnh lương cơ sở từ 1/7
- ·Vùng nguyên liệu cây ăn quả phát triển mạnh mẽ
- ·Tuyên dương khen thưởng sinh viên vô địch cuộc thi AISC’2022
- ·Cơ hội tiếp cận, đổi mới máy móc và công nghệ mới
- ·Nhan sắc cuốn hút của Anh Đào
- ·Tập trung thu hoạch lúa Đông Xuân 2023
- ·Khởi sắc hoạt động vận tải thủy