【xem tỷ số bóng đá trực tuyến】Tội phạm lĩnh tài chính trên không gian mạng ngày càng phức tạp
Đại tá Lê Quang Đạo – Phó Giám đốc Công an TPHCM phát biểu tại tọa đàm. |
Tại tọa đàm “Nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng” do Ban Chuyên đề Công an TPHCM phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 18/12, Đại tá Lê Quang Đạo, Phó Giám đốc Công an TPHCM cho biết, thời gian qua, Công an TPHCM đã khám phá, khởi tố, điều tra nhiều vụ án liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thu hồi hàng trăm tỷ đồng cho Nhà nước, các doanh nghiệp và người dân.
Điển hình như vụ vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới với số tiền rất lớn, xảy ra tại TPHCM và các tỉnh, thành phía Nam; vụ Đỗ Ngọc Thùy Dung và Trương Thụy Thanh Trúc chiếm đoạt 146 tỷ đồng của ngân hàng…
Bên cạnh đó, một loại hình tội phạm mới đang diễn ra và có xu hướng lan rộng là kêu gọi đầu tư vào các dự án crypto, tiền ảo, tiền mã hóa, giao dịch trên các nền tảng không phép. Công an TPHCM đã nhiều lần cảnh báo nguy cơ lừa đảo từ các hình thức này nhưng vẫn còn rất nhiều người thiếu hiểu biết, ham lợi nhuận, trở thành nạn nhân của chiêu trò này.
Đáng chú ý, cùng với sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo (AI), các hoạt động lừa đảo, rửa tiền... có xu hướng gia tăng nhanh chóng với tính chất phức tạp.
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ khiến phần lớn người dân chưa kịp thích nghi, trong khi quy định pháp lý có độ trễ nhất định và các cơ quan quản lý cần thời gian để triển khai các hoạt động điều tra, giám sát phù hợp với tình hình thực tế.
Theo Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), quy mô các vụ lừa đảo liên quan đến AI liên tục tăng nhanh trên toàn cầu.
Diễn giả thông tin về tình trạng lừa đảo trên không gian mạng tại tọa đàm. |
Riêng tại Việt Nam, các vụ lừa đảo lợi dụng AI đã tăng tới 3.050% từ năm 2022 - 2023. Đáng kể nhất là các hình thức Deepfake (giả giọng nói và hình ảnh giống như thật với chất lượng cao) để lừa tiền, thao túng hành vi… Không chỉ các cá nhân, các tổ chức tài chính, ngân hàng vốn được bảo mật kỹ lưỡng cũng nằm trong tầm ngắm của các đối tượng tấn công mạng.
Các vụ tấn công vào đối tượng ngân hàng, tổ chức tuy không phổ biến nhưng số tiền mà các đối tượng chiếm đoạt được trong các vụ việc này là rất lớn, điển hình như các vụ tấn công dữ liệu đòi tiền chuộc đã diễn ra với VNDirect, PVOil hồi đầu năm 2024 với thiệt hại lên tới hàng triệu USD.
Một số hình thức lừa đảo thường gặp khác như giả mạo các tổ chức ngân hàng, tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực tài chính để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua việc mời chào đăng ký thông tin, mở thẻ tín dụng, nâng hạn mức, mời đầu tư chứng khoán, tiền ảo, forex hoặc tham gia các gói vay trực tuyến...
Thượng tá Đới Ngọc Thắng, Phó Phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM cho biết, tình trạng tội phạm sử dụng mạng internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người dân.
Trung bình mỗi vụ lừa đảo, 1 người dân thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng. Số tiền này có thể là tiền của nạn nhân hoặc tiền mà bị hại vay mượn của người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của bị hại, gây xáo trộn, mâu thuẫn trong gia đình, mất mát tình cảm giữa người thân, bạn bè với nhau, thậm chí dẫn đến xung đột, bạo lực.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, Công an TPHCM đã tiếp nhận tới 461 vụ việc liên quan đến lừa đảo với tổng số tiền thiệt hại lên tới gần 1.000 tỷ đồng, khởi tố 242 vụ án, cho thấy tính chất phức tạp của các hình thức lừa đảo này.
Trước tình hình trên, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao sẽ tiếp tục tham mưu Công an TPHCM phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất Bộ Công an kiến nghị Chính phủ hoàn thiện hành lang pháp lý, bổ sung quy định về lĩnh vực an ninh mạng, tài chính, ngân hàng.
Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam đề xuất cần nhanh chóng phổ cập kiến thức về Blockchain và AI đến mọi đối tượng cộng đồng để giảm thiểu tình trạng lừa đảo, nhất là đối với những người yếu thế (người lớn tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ…).
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần chủ động ứng phó với các nguy cơ trên không gian mạng, trong đó riêng tổ chức, doanh nghiệp phải chú trọng định hướng xây dựng tiềm lực an ninh mạng.
(责任编辑:World Cup)
- ·Nước thải kênh Lò Gốm gây ô nhiễm môi trường
- ·Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 2 Bộ trưởng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 133 phát hành ngày 5/11/2020
- ·Kiên trì xây dựng mô hình HTX thế hệ mới
- ·Trao gần 50 triệu đồng cho gia đình bị bỏng do nổ hầm cầu
- ·Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế để đạt mục tiêu “kép” trong năm 2021
- ·Bão số 12 mạnh thêm, khu vực Quảng Trị đến Khánh Hòa có mưa rất to
- ·Ngân hàng lợi, dân thiệt
- ·Nhà mất hết ruộng, con ung thư, người nông dân sắp mất nhà
- ·Các tổ chức quốc tế ngày càng tin cậy hợp tác với ngành Tài chính
- ·Đơn phương chấm dứt hợp đồng, sổ bảo hiểm lấy được không?
- ·Người của công chúng càng phải thượng tôn pháp luật
- ·Sản phụ tử vong sau khi sinh thường tại BV Việt Pháp
- ·Tổng Bí thư khai giảng lớp cập nhật kiến thức dành cho các Ủy viên Trung ương Đảng
- ·Xác nhận lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
- ·Đại sứ Trần Đức Bình chính thức nhậm chức Phó Tổng thư ký ASEAN
- ·ASEAN hoan nghênh Hoa Kỳ đóng góp tích cực ở Biển Đông
- ·Việt Nam ưu tiên giải ngân dự án có nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài
- ·Xót thương cô học trò xinh xắn mắc bệnh hiểm nghèo bị viện trả về
- ·Ông Sơn Minh Thắng giữ chức Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương