【ket qua bong da 88】Những dấu ấn của ông Nguyễn Thiện Nhân
Sự nghiệp hanh thông
GS.TS Nguyễn Thiện Nhân quê ở Trà Vinh. Ông là con của GS.TS Nguyễn Thiện Thành,ữngdấuấncủaôngNguyễnThiệnNhâket qua bong da 88 Anh hùng Lao động, Thầy thuốc Nhân dân, người có nhiều cống hiến cho sự nghiệp phát triển y học nước nhà trên các lĩnh vực điều trị lâm sàng, từng công tác tại bệnh viện Bạch Mai…
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng là người đến thăm và làm việc với nhiều tổ chức khoa học, các nhà khoa học. Trong đó, ông từng đến căn hộ mà Chính phủ tặng GS Ngô Bảo Châu ở gần Vincom (Hà Nội) để thăm hỏi, động viên. |
Năm 19 tuổi, ông được cử sang Đức học ngành Điều khiển. Sau đó, ông về nước, làm ở viện Tên lửa của Bộ Quốc phòng (nhiều cán bộ ở đó đến nay vẫn tự hào vì có một người thành đạt như Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân).
Sau đó, ông chuyển ngành, làm cán bộ giảng dạy Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. Rồi vào Ủy viên Ban Thường vụ Thành đoàn, Trưởng ban Khoa học – Kỹ thuật rồi Phó Bí thư Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh.
Chống gà lậu Phó Thủ tướng từng "phát động" các Đại biểu Quốc hội không ăn gà nhập lậu. Rồi để thực hiện, lúc 2 giờ sáng ngày 26/4/2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định đã trực tiếp đến kiểm tra công tác kiểm soát, ngăn chặn gà thải loại, gia cầm không rõ nguồn gốc tại chợ đầu mối Hà Vĩ, Thường Tín, Hà Nội. |
Năm 1990 ông không học kỹ thuật mà chuyển sang học kinh tế thị trường tại Đại học Kỹ thuật Magdeburg – Cộng hòa Liên bang Đức.
Về nước, ông làm Phó Chủ nhiệm Bộ môn Quản lý công nghiệp Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh rồi học thạc sỹ quản lý cộng đồng tại Trường Đại học Oregon (Mỹ) và khóa đào tạo chuyên gia thẩm định dự án đầu tư tại Trường Đại học Harvard (Mỹ).
Năm 1995, ông là Trưởng khoa rồi Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. Phó Giáo sư kinh tế (1996).
Không lâu sau, ông là Thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP. Hồ Chí Minh; Đại biểu Quốc hội khóa X.Rồi trở thành Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh.
Nhưng GS Nguyễn Thiện Nhân thực sự được nhiều người dân biết đến nhiều từ giữa năm 2006, khi ông được bầu làm Bộ trưởng Giáo dục, rồi Phó Thủ tướng.
Giáo dục có nhiều điểm mới
Khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, ông Nhân cũng thừa nhận rằng, mảng giáo dục phổ thông chưa hẳn là lĩnh vực ông thực sự am hiểu sâu sắc.
Nhưng sau đó, các phong trào “Nhiều Không” mà ông phát động, đã ảnh hưởng lớn đến ngành, tác động tích cực lên các kỳ thi tốt nghiệp.
Ông cũng là người cởi mở với báo chí và sinh viên. Ngay từ thời làm Bộ trưởng Giáo dục, GS Nguyễn Thiện Nhân đã có bài giảng bằng tiếng Anh tại ĐH Ngoại thương Hà Nội. Tại đây, ông đã làm nhiều sinh viên của “Harvard Việt Nam” khó trả lời khi đặt câu hỏi: “Sinh viên ĐH Ngoại thương có gian lận trong thi cử không?”.
Cũng có lần, ông tâm sự về chuyện tình yêu của mình: “Tôi yêu từ năm 18 tuổi và giờ vẫn yêu người đấy. Đó là vợ tôi…”.
Tâm sự với báo giới, ông từng thổ lộ: “Ngày Tết, tôi chỉ mong có những lúc được tắt điện thoại di động, không nghĩ đến công việc để dành thời gian cho gia đình…Từ khi nhận chức Bộ trưởng tôi đã không hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình. Tôi rất thương vợ (là bác sĩ) vì tôi là con một, bố tôi năm nay đã 88 tuổi, mẹ cũng 84. Lẽ ra tôi phải ở gần bên để chăm sóc gia đình, nhưng trọng trách đã nhận khiến tôi thường xuyên phải xa nhà”.
Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cũng là người có công lớn trong việc vận động để nâng lương cho giáo viên. Chính vì thế, cuộc sống của đông đảo nhà giáo đến nay đã được cải thiện rất nhiều.
Ông cũng là Bộ trưởng góp phần xây dựng chính sách vay vốn cho sinh viên nghèo. Trước đó, nhiều học sinh học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn thường tìm đến các trường quân đội, công an, sư phạm để khỏi phải đóng học phí. Nhưng từ khi chính sách ưu việt đó ra đời, các thí sinh học tốt – nhà nghèo đã có thêm nhiều lựa chọn.
Trách nhiệm lớn
Việc mở ra hàng loạt các trường đại học, trong bối cảnh kinh tế ngày càng khó khăn, khiến lượng sinh viên ra trường thất nghiệp ngày một đông, đang đặt ra thách thức cho Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Chính phủ.
GS Hoàng Tụy nhận định: "Trước đây hệ thống giáo dục đại học của ta theo mô hình Liên Xô cũ. Đến khi nhận rõ mô hình đó không còn thích hợp mà phải thay đổi theo yêu cẩu mới của công cuộc phát triển đất nước, ta lại không có những nhà quản lý đủ hiểu biết chuyên nghiệp cần thiết và nắm vững tính hệ thống nên cứ thay đổi nham nhở, chắp vá, cuối cùng biến giáo dục đại học thành một hệ thống đầu Ngô mình Sở, chẳng giống ai cả. Thế mà từ 2006 lại mạo hiểm lao theo chiến lược tân tự do trong phát triển giáo dục, cổ suý giáo dục là hàng hóa, phát triển mạnh trường tư vị lợi, cổ phần hóa đại học công...Trong khi đó, mọi vấn đề từ chế độ tiền lương, chính sách sử dụng tài năng, từ việc đào tạo sau cử nhân, phương thức đào tạo liên ngành, cho đến tuyển dụng, bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư, bảo đảm tự chủ đại học, xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học, tự do học thuật, tất cả đều ở trạng thái cổ hủ, lạc hậu”.
Việc bắt các hệ không chính quy phải thi theo 3 chung, nếu muốn có bằng đại học đang là một biện pháp để ngành Giáo dục “thắt chặt” đầu ra, không để tình trạng đào tạo tràn lan, khiến “Đầu đường thạc sĩ bán sim/ Cuối đường tiến sĩ đi tìm ve chai”.
Trên cương vị cao hơn, người dân đặt niềm tin và hy vọng, tân Ủy viên Bộ Chính trị sẽ đóng góp và cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Hoàng Lan
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·'Cuộc chiến dữ liệu' thời kỳ hậu 2G!
- ·Chăn nuôi độc lạ: Cho vịt nằm điều hòa, lợn nghe nhạc, bò uống bia
- ·Thanh Hoá: Được bổ sung 13,1 tỷ đồng khắc phục hạn hán
- ·Lựa chọn 3 DNNN để hỗ trợ tái cơ cấu bằng vốn vay ADB
- ·Phát triển công nghệ xét nghiệm Covid
- ·Infographics: Thu ngân sách tại 9/10 cục hải quan giảm mạnh
- ·Xuất khẩu cà phê hướng đến công ty rang xay quốc tế
- ·Dự kiến mức thu phí cầu Rạch Miễu
- ·VietinBank công bố thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021
- ·Hải quan Nội Bài thu ngân sách đạt hơn 2.400 tỷ đồng
- ·Tạo động lực mới cho phát triển kinh tế thời gian tới
- ·Tạm trữ lúa gạo, nông dân vẫn lỗ
- ·Cổ phiếu lại đắt nhất sàn, nhà sáng lập kỳ lân công nghệ VNG muốn thoái vốn
- ·Xuất khẩu điện thoại tăng: Chưa vội mừng
- ·Giải thưởng căn Condotel hơn 3 tỷ đồng tại Movenpick Resort Waverly Phú Quốc đã tìm ra chủ nhân
- ·Khu đông Hà Nội đón chào mặt bằng kinh doanh hàng hiệu ‘khủng’
- ·Công nhận kho ngoại quan của công ty T&Y Superport Vĩnh Phúc
- ·Cần Thơ chủ động sử dụng ngân sách địa phương phục vụ sản xuất vụ Đông
- ·VietinBank lần thứ 3 liên tiếp vào Top 300 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới
- ·Quảng Ninh thu hút một Công ty Mỹ đầu tư vào dự án 700 triệu USD