【ket qua ajax】Thị trường bất động sản: Sẽ có những biến động mạnh mẽ trong TPP
Nên đầu tư vào cổ phiếu BĐS?ịtrườngbấtđộngsảnSẽcónhữngbiếnđộngmạnhmẽket qua ajax
Ngay sau khi cơ quan chức năng thông tin về việc hoàn tất đàm phán TPP, thị trường chứng khoán đã chứng kiến sự tăng mạnh của cổ phiếu của một số công ty bất động sản (BĐS), xây dựng niêm yết trên sàn như cổ phiếu ITA (Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo), KBC (TCT Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP), FLC (Công ty CPTập đoàn FLC)...
Bình luận về vấn đề này, ông Trần Minh Hoàng, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược thị trường, Công ty chứng khoán Vietcombank cho rằng: sau khi thông tin hiệp định TPP kết thúc đàm phán, nhiều nhóm cổ phiếu như dệt may, thủy sản, trong đó có BĐS đã tăng rất tốt.
Về vấn đề liệu có phải hầu hết các mã cổ phiếu BĐS đều sẽ hưởng lợi hay sẽ có sự phân hoá từ việc gia nhập TPP, theo ông Hoàng, trong lĩnh vực BĐS, hai nhóm hưởng lợi rõ rệt từ TPP sẽ là cho thuê văn phòng và nhà ở phân khúc cao cấp. Mảng đất nền và cho thuê sẽ không hưởng lợi nhanh bằng và có thể theo sau. Tuy nhiên, nhìn nhận về lâu dài, thị trường BĐS sẽ tốt lên và việc có "người đi trước, người đi sau" không phải là hiện tượng bất thường.
Phân tích thêm về hiện tượng nhóm cổ phiếu BĐS tăng mạnh trong tuần qua, ông Hoàng cho rằng, các mã như KBC, ITA chuyên về khu công nghiệp, chủ yếu thuộc nhóm xây dựng. Lợi ích từ nhóm xây dựng đặc biệt là DN khu công nghiệp sẽ đến trước cả các nhóm BĐS nhà ở.
Hiện nay có khá nhiều DN BĐS đã niêm yết trên sàn và trước diễn biến cổ phiếu BĐS đang được chú ý, nhiều nhà đầu tư băn khoăn, lưỡng lự chưa biết đầu tư vào BĐS hay đầu tư vào cổ phiếu BĐS sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn. Về vấn đề này, ông Trần Minh Hoàng cho rằng: khi lựa chọn phương thức đầu tư, nhà đầu tư nên cân nhắc hai yếu tố rủi ro và khả năng sinh lời dựa trên rủi ro mà mình phải gánh chịu. Theo quan điểm cá nhân, tôi đánh giá việc đầu tư vào thị trường chứng khoán hiện đang hấp dẫn hơn so với đầu tư vào BĐS.
Tránh “vết xe đổ” trong “hút” vốn ngoại
Nhận định về thị trường BĐS cũng như việc cải thiện những thủ tục hành chính để thu hút tư nước ngoài trong TPP, ông Bùi Hồng Hải, Phó TGĐ Công ty TNHH Luật Smic cho rằng, khi ra nhập TPP, thị trường BĐS chắc chắn sẽ có những biến động mạnh mẽ. Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS sẽ phụ thuộc vào các chính sách của Chính phủ ở từng thời kỳ.
Về thủ tục hành chính trong lĩnh vực BĐS, ông Hải cho rằng, Việt Nam hiện nay cũng đã có những quy định nhằm đơn giản hóa các thủ tục này thông qua Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
“Để tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực này, theo tôi sẽ phải chờ thêm một thời gian khi các luật này có hiệu lực và được thi hành trong thực tế, từ đó có thể tổng kết và tìm ra các vướng mắc cần khắc phục và giải quyết”, ông Hải nhận định.
Khi gia nhập TPP, dòng vốn FDI vào BĐS được đánh giá sẽ có sự thay đổi bước ngoặt. Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam đã có nhiều bài học khi tiếp đón doanh nghiệp FDI bất động sản một cách hào sảng, tạo mọi điều kiện cho họ phát triển, nhưng đổi lại, cũng đã có những dự án ngoại bỏ hoang, chuyển nhượng, nợ lương người lao động... Điều này đặt ra vấn đề chính quyền các đô thị cần chuẩn bị những gì để tránh đi vào “vết xe đổ” này.
Về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Mại cho biết, vốn FDI vào BĐS có đặc điểm khác vốn FDI trong công nghiệp. Cụ thể, với một số dự án khách sạn, văn phòng cho thuê, các resort, nhà đầu tư nước ngoài phải bỏ toàn bộ vốn đăng ký để hoàn thành dự án mới được đưa vào sử dụng. Trong khi đó, những dự án xây dựng nhà ở hoặc khu đô thị thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ bỏ vào khoảng 20-25% vốn đăng ký, và họ sẽ huy động vốn bằng nhiều phương thức khác nhau.
“Đặc điểm này đòi hỏi phải xem xét lại chính sách đầu tư vào BĐS với hai loại dự án này để đánh giá đúng hiệu quả kinh tế của từng dự án và lợi ích của nước chủ nhà”, GS.TS Nguyễn Mại nhấn mạnh.
Hơn nữa, theo GS.TS Nguyễn Mại, hiện nay nhiều DN BĐS Việt Nam đã đủ mạnh để thực hiện các dự án mà cách đây chục năm không thể tự làm được mà phải dựa vào nhà đầu tư nước ngoài. Do đó các địa phương phải đặt lên bàn quyền lựa chọn nhà đầu tư, trong đó cần ưu tiên cho DN trong nước nếu có trình độ tương đượng hoặc xấp xỉ nhà đầu tư nước ngoài.
Liên quan đến việc cho phép Việt kiều, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, GS.Nguyễn Mại cho rằng Việt Nam cần mạnh dạn hơn trong việc này, bởi vì hiện nay dù đã có chủ trương nhưng thủ tục rất phiền hà, nên số lượng nhà được người nước ngoài mua còn ít. Trong khi đó, theo nhận định của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, đây là cú hích rất lớn cho thị trường BĐS và đưa lại lợi ích lâu dài cho đất nước.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Long An: Năm 2022 thu ngân sách nhà nước ước đạt gần 22.000 tỉ đồng
- ·Quân đội tổng duyệt diễu binh chuẩn bị kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ
- ·Tòa tuyên án bị cáo Trần Quí Thanh 8 năm tù
- ·Vụ nổ lớn 1 người tử vong: Vợ và 2 con thơ khóc nghẹn trong ngôi nhà xây dở dang
- ·Đa dạng áo dài may sẵn
- ·Nguyên nhân ban đầu vụ va chạm giữa phà và tàu du lịch làm 3 người bị thương
- ·Bộ trưởng Bộ GTVT: 'Đã đủ trạm dừng nghỉ tạm trên các cao tốc phân kỳ đầu tư'
- ·Dự án cao tốc Hòa Liên
- ·Long An và Lâm Đồng kết nối mở rộng tiêu thụ sản phẩm
- ·TP.HCM: Người dân ven kênh Hàng Bàng sống khổ sở, ‘đi không được, ở không xong’
- ·Kỳ họp bất thường lần thứ 2 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 5/1/2023
- ·Dự báo thời tiết 17/4/2024: Nắng nóng 'đổ lửa' ở 4 tỉnh miền Bắc, Hà Nội 35 độ
- ·Vụ thiếu nữ 15 tuổi ở Hải Phòng bị sát hại: Bạn trai giấu xác trong vườn chuối
- ·Hà Nội sắp khởi công ‘cầu vô cực’ hơn 16.000 tỷ đồng nối hai bờ sông Hồng
- ·Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
- ·Bí thư Yên Bái nói về quá trình điều tra vụ tai nạn lao động 7 người tử vong
- ·Rà soát dự án đường 3.800 tỷ đồng có Tập đoàn Thuận An góp vốn ở Bình Dương
- ·Ngàn người đổ ra bờ sông Sài Gòn xem chiếu phim ngoài trời
- ·Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá thêm 10.000 đồng/bao
- ·Người môi giới khai về cuộc gặp giữa ông Trần Quí Thanh và bà Đặng Thị Kim Oanh