【tỉ số và tỷ lệ】Phó Chủ tịch QH thấy mơ hồ với mua bán ngân hàng 0 đồng
- “Tôi vẫn thấy mơ hồ. Bán thì bàn giao có bên mua,óChủtịchQHthấymơhồvớimuabánngânhàngđồtỉ số và tỷ lệ bên bán và phải có giá trị. Tôi thấy bỏ từ mua 0 đồng đi, đã 0 đồng thì mua cái gì” - Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng nói.
Thảo luận về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các Tổ chức tín dụng tại phiên họp của UB Thường vụ QH hôm nay, Thống đốc NHNN nhìn nhận, việc xử lý “ngân hàng 0 đồng” vẫn còn lúng túng, vì luật chưa có quy định”.
Một cán bộ khác của NHNN lý giải, lĩnh vực ngân hàng có đặc thù “chết không chôn được”.
“Vốn mất hết, nhưng phải chuyển giao bắt buộc - vì ngân hàng này nhận tiền của dân, ảnh hưởng đến hệ thống, nên mới phải chuyển giao bắt buộc. DN bình thường là phá sản, còn ngân hàng phải tái cơ cấu - từ đó phải có giải pháp để cứu”, vị cán bộ giải thích.
Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng |
Chưa thuyết phục, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng nói: “Tôi vẫn thấy mơ hồ. Bán thì bàn giao có bên mua, bên bán và phải có giá trị mà bảo 0 đồng. Tôi thấy bỏ từ mua 0 đồng đi, đã 0 đồng thì mua cái gì. Theo tôi là tối nghĩa. Đã 0 đồng còn đi mua, đã mua thì sao gọi là 0 đồng. Những từ đó có khi còn tưởng đấy là 1 thành tích. Theo tôi không đúng”, bà nhấn mạnh.
Bà đề nghị chuyển giao thì nói là chuyển giao nếu bắt buộc thì gọi là chuyển giao bắt buộc chứ không nên gọi là mua bán 0 đồng.
Để nghị miễn trừ trách nhiệm
Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc Điều 147 dự luật quy định rõ về việc miễn trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Lý do điều này không đảm bảo tính thống nhất với luật Cán bộ, công chức.
Theo đánh giá của cơ quan soạn thảo, cán bộ tham mưu của NHNN, cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt, cán bộ được điều động tham gia vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém phải tham gia xử lý một công việc rất khó, phức tạp, không có tiền lệ. Trong khi quy định của pháp luật lại chưa được đầy đủ và một số trường hợp gặp rủi ro pháp lý.
Từ thực tế đó, không ít cán bộ tìm cách từ chối khi được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lý tổ chức tín dụng yếu kém. Vì vậy, thiếu hụt nguồn nhân lực tham gia xử lý ngân hàng yếu kém là vấn đề đang vướng mắc hiện nay.
Thường trực Uỷ ban Kinh tế cho rằng để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng tham gia cơ cấu lại ngân hàng yếu kém được kiểm soát đặc biệt, việc có quy định về miễn trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là rất cần thiết.
Làm đúng thì chẳng ai truy tố
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga lưu ý cần phải cân nhắc rất kỹ quy định này, nhất là liên quan đến trách nhiệm hình sự.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị làm rõ Điều 47 quy định miễn trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng mà tổ chức đó đang được kiểm soát đặc biệt.
“Trách nhiệm được miễn là loại trách nhiệm gì, trách nhiệm kỷ luật, hành chính, trách nhiệm dân sự hay hình sự?” - Chủ tịch QH đặt vấn đề.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân |
Theo bà, nội dung này liên quan đến luật Cán bộ công chức. Cán bộ công chức trong khi thi hành công vụ có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ quyền hạn được giao và có quyền được pháp luật bảo vệ khi thực thi công vụ.
“Có nghĩa là nếu trong quá trình tham gia thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thì cán bộ công chức đó thực hiện đúng quy định pháp luật thì không có cơ sở gì mà pháp luật không bảo vệ. Nếu quy định như dự luật sẽ xung đột và không ai đi miễn trách nhiệm dân sự, hình sự, hành chính mà các Bộ luât đã ghi rõ”, Chủ tịch QH lưu ý.
Bà đề nghị Chính phủ làm rõ: “Tại sao dự thảo lại ghi miễn, tôi đề nghị giải thích chỗ này”.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, miễn ở đây chủ yếu là miễn trách nhiệm hình sự, dân sự. Ông cũng khẳng định: “Nội dung ở đây không trái quy định”.
Theo ông, lý do đưa ra quy định là do người tham gia tái cơ cấu có tâm lý hoang mang, nặng nề khi tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, vì có những cái không kiểm soát hết được.
Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển |
Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển lưu ý: “Tôi hiểu là thâm tâm các anh ngân hàng lo lắng, nhưng anh đã trung thực khách quan, làm đúng thì chẳng ai truy tố anh cả”. Và ông đề nghị bỏ quy định miễn trách nhiệm hình sự ở dự thảo luật này.
Phó Thống đốc ngân hàng nói về vụ bắt ông Trầm Bê
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng trả lời tại họp báo Chính phủ khi báo chí đề nghị cung cấp thêm thông tin vụ khởi tố, bắt tạm giam ông Trầm Bê.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Yêu anh từ những nỗi đau…
- ·Cháy cột điện trước cửa ngân hàng tại TP.HCM
- ·Xe máy đi ngược chiều đường Nguyễn Trãi gặp CSGT liền quay đầu hoặc dắt bộ
- ·Trinh sát về xã làm Trưởng Công an, bắt ma túy bằng chiến tích của cả huyện
- ·Xe trọng tải lớn 'cày nát' đường liên huyện
- ·Xác minh thông tin du khách bị tài xế Đà Nẵng “chặt chém” giá cước gấp 2,5 lần
- ·Sau tai nạn liên hoàn ở Lạng Sơn, tổng kiểm tra xe kinh doanh vận tải hợp đồng
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 8/11
- ·Xót xa nữ bác sĩ 27 tuổi nguy kịch vì tai nạn
- ·Đề xuất trông giữ xe máy dưới lòng đường 3 tuyến giao với phố đi bộ Nguyễn Huệ
- ·Thu phí ô tô: “Án treo” lấp lửng?
- ·Mở lại hoạt động viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu mộ ở Quảng Bình
- ·Xử lý tài xế lái xe tang chở người giả ‘ma quỷ’ diễu phố đi bộ đêm Halloween
- ·Lời khai của tài xế xe khách vụ tai nạn liên hoàn ở Lạng Sơn làm 5 người chết
- ·Báo Đảng phải nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, không né tránh
- ·Loạt công trình trọng điểm 'đắp chiếu' nhiều năm ở cửa ngõ TP.HCM tái khởi động
- ·Bàn tròn: Vụ Thành Bưởi và việc sửa đổi Nghị định 10
- ·Lời khai của tài xế xe khách vụ tai nạn liên hoàn ở Lạng Sơn làm 5 người chết
- ·Cứu chồng tự tử, vợ chết theo để lại 3 con
- ·Biển báo cao tốc Phan Thiết