【tin tức bóng đá trực tuyến】Đẩy mạnh phát triển công nghiệp
Thời gian qua,Đẩymạnhphttriểncngnghiệtin tức bóng đá trực tuyến thị xã Ngã Bảy đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát triển. Nhờ đó, lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) có mức tăng trưởng khá, ổn định, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cơ sở sản xuất nước mắm chay Tịnh Tâm trung bình mỗi tháng sản xuất khoảng 200 lít.
Với chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nguồn hàng hóa lớn cung ứng cho thị trường, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu đến nay trên địa bàn thị xã đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất - kinh doanh CN-TTCN với các loại hình sản xuất, đa ngành, đa nghề. Qua đó đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng nông thôn. Ông Lê Hùng Chiến, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng thị xã Ngã Bảy, cho biết: “Những năm gần đây, để đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, thị xã đã tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, phát triển CN-TTCN và thương mại - dịch vụ theo hướng nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ngành công thương theo hướng hội nhập quốc tế, tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động”.
Theo thống kê của UBND thị xã, đến nay toàn thị xã có hàng trăm cơ sở sản xuất CN-TTCN. Chỉ trong tháng 8, giá trị sản xuất CN theo giá thực tế đạt 163,843 tỉ đồng, nâng giá trị sản xuất CN từ đầu năm đến nay đạt 1.209 tỉ đồng, đạt 109% so với kế hoạch, tăng 98,31% so với cùng kỳ.
Là một trong những cơ sở đóng ghe xuồng ở làng nghề đóng xuồng, ghe Ngã Bảy. Thế nhưng, do đường bộ phát triển, rồi có thêm sự cạnh tranh của ghe, xuồng composite nên làng nghề đóng ghe, xuồng bằng gỗ ở Ngã Bảy ế ẩm rồi dần tan rã. Thấy được thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Lộc, ở khu vực 6, phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, đã chuyển sang đóng tàu biển cho các địa phương có nhu cầu như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang,...
Đến nay, từ đóng tàu nhỏ, cơ sở của ông Lộc đã đóng chuyên nghiệp được tàu cá công suất lớn đánh bắt xa bờ với giá bán trên dưới 1 tỉ đồng/chiếc. Với loại tàu lớn này, hiện mỗi năm, ông Lộc đóng được 5-6 chiếc. Ngoài ra, ông còn đóng tàu chở khách du lịch loại 2 tầng phục vụ du lịch ở bến Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
“Từ khi chuyển qua nghề đóng tàu biển, cơ sở của tôi hoạt động khá ổn định. Đến nay, cơ sở tôi đã giải quyết việc làm cho khoảng 30 lao động của địa phương. Hiện, sản phẩm của chúng tôi bán đi nhiều tỉnh trong khu vực”, ông Lộc chia sẻ.
Nhờ nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, tranh thủ nhiều cơ sở sản xuất TTCN đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, nguyên liệu, cải tiến quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Như gia đình của anh Kha Kim Sanh, ở khu vực 6, phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, đã mạnh dạn mở cơ sở sản xuất nước mắm chay Tịnh Tâm. Anh Sanh bộc bạch: “20 năm nay gia đình đã chuyển sang sử dụng thực phẩm chay với mong muốn an toàn sức khỏe cho gia đình. Trước tình trạng thực phẩm bẩn ngày càng tràn lan, sau nhiều năm tìm hiểu, gia đình anh đã quyết định sản xuất nước mắm chay vừa phục vụ nhu cầu cho gia đình, vừa đem lại sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng”.
“Cứ mỗi thùng mắm, nước cốt là đủ huề vốn, còn nước thứ hai là tiền lời. Hiện cơ sở anh lấy công làm lời. Hiện tại, trung bình mỗi tháng gia đình sản xuất khoảng 200 lít. Do sản phẩm còn khá mới nên mỗi tháng tiêu thụ tầm 100 lít”, anh Sanh thổ lộ.
Theo anh Sanh, dù lời lãi không nhiều, nhưng anh chưa bao giờ có ý định sản xuất nước mắm theo kiểu công nghiệp. Dù lượng tiêu thụ ít hay nhiều thì chất lượng, an toàn thực phẩm, uy tín vẫn được đặt lên hàng đầu. Nguồn luôn làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng hóa chất.
Ông Lê Hùng Chiến, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy, cho biết: Các ngành nghề TTCN với các mô hình như hiện nay đang là các ngành nghề góp phần giảm nghèo có hiệu quả ở địa phương. Để tiếp tục khuyến khích, thúc đẩy các ngành nghề TTCN phát triển, địa phương sẽ tiếp tục tạo mọi cơ chế thông thoáng, nhất là về vốn, bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu công việc, nhu cầu thị trường nhằm giúp các ngành nghề TTCN phát triển, tạo việc làm mới cho người lao động, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển bền vững.
Bài, ảnh: THANH THÚY
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·VinFast VF 8 ưu đãi tới gần 270 triệu đồng dịp cuối năm
- ·Biểu tượng trống Đọi Tam tỏa sáng tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam
- ·Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Báo động chè xuất khẩu không đạt chuẩn
- ·Thuốc ho có dược liệu thạch xương bồ gây hại tim
- ·BMW triệu hồi mẫu xe X1 2025 vì lỗi tấm gia cố trụ B
- ·Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- ·Rùng mình đường làm bánh dính đầy ruồi
- ·5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
- ·Vingroup, VinFast ký hợp tác chiến lược với 4 đối tác hàng đầu tại Trung Đông
- ·Thực hư giảm béo, tan mỡ bằng còi nhựa siêu rẻ
- ·Kéo dài chân: Ước mơ nhan sắc mạo hiểm
- ·Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Mỳ tôm có đỉa: Chỉ là tin đồn?
- ·'Công nghệ' làm lạp xưởng, chà bông siêu bẩn
- ·“Gọt đầu ngực”: Coi chừng “hoa lành” thành “hoa nát”
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·Nhiều vướng mắc trong quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng trên internet