【kqbd ngoai hang】Tìm hiểu trang phục, cấp hiệu của Hải quan qua các thời kỳ
Trước năm 1984, lực lượng Hải quan thuộc Bộ Ngoại thương, trang phục Hải quan có màu xanh lá cây giống trang phục của bộ đội. Sau khi Tổng cục Hải quan được thành lập (năm 1984), để chuẩn hóa đội ngũ cũng như hình ảnh lực lượng Hải quan, tập thể lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã quyết định tham khảo và thiết kế mẫu trang phục, cấp hiệu, cờ hiệu và phù hiệu để sử dụng cho lực lượng Hải quan Việt Nam.
Năm 1985, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Tài đã có chuyến đi thăm và làm việc với Hải quan Cuba. Sau chuyến thăm này, ông Nguyễn Tài đã mang về một số bộ trang phục của Hải quan Cuba để tham khảo và thiết kế mẫu trang phục sử dụng cho lực lượng Hải quan Việt Nam. Lúc này, ông Nguyễn Tài đã chỉ đạo ông Tư Phiên và ông Lâm Văn Độ thiết kế và thuê nhà máy dệt vải và nhuộm màu xanh ô liu giống trang phục của Hải quan Cuba.
Tuy nhiên, khi trang phục đưa vào sử dụng vì chưa đăng ký mẫu mã, bản quyền với cơ quan Sở hữu trí tuệ nên một số ngành đã lấy lại mẫu đó để làm trang phục cho ngành mình, điển hình như ngành Môi trường đô thị. Mẫu trang phục này được sử dụng từ năm 1984 đến năm 2000 thì một số đơn vị địa phương phản ánh nên đổi mẫu trang chế phục khác nhằm phù hợp hơn với Ngành.
Là người trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu và thiết kế về trang phục Hải quan những ngày đầu thành lập ông Trần Nguyên Chẩn, nguyên quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Hải quan nhớ lại: “Năm 1989, tôi đang học tại Học viện Hải quan Đức thì ông Trương Quang Được giao nhiệm vụ nghiên cứu trang chế phục cho ngành. Khi về nước, tôi được ông Trương Quang Được (lúc đó là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan-PV) cung cấp thêm một số mẫu của Hải quan Thái Lan, Đức, Trung Quốc, Cuba.
Ngay sau đó, chúng tôi bắt tay ngay vào nghiên cứu, thiết kế trang chế phục dựa trên mẫu ông Được cung cấp và được sử dụng đến nay. Mũ kê pi, cờ hiệu, cờ ngành, phù hiệu, Hải quan hiệu (gắn trên mũ - PV) chúng tôi đều nghiên cứu sáng tạo nên và được chính thức đưa vào sử dụng trong toàn ngành từ năm 1994 đến nay.
Riêng cấp hiệu thì lấy nguyên mẫu của Hải quan Thái Lan. Trước năm 1994, ngành Hải quan cũng đã có sử dụng phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu nhưng các mẫu này đều lấy mẫu bên Quân đội nên chưa thống nhất”.
Từ năm 1985 đến 2000, ngành Hải quan sử dụng trang phục màu xanh ô liu, cổ đứng, cài nút. Sau 15 năm sử dụng, theo yêu cầu cải cách hiện đại hóa của toàn ngành, lúc này đòi hỏi các hoạt động từ thủ tục hải quan cho đến phương pháp kiểm tra, giám sát hải quan phải có sự cải tiến.
Trong đó, vấn đề trang thiết bị, phương tiện làm việc và trang phục phải được đổi mới để đẹp hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng trang phục màu xi măng sáng cũng bộc lộ một số bất cập như: Áo mùa hè cổ đứng, thắt cavat rất nóng, nhất là các đơn vị miền Trung và phía Nam sử dụng bất tiện nên cần phải đổi mới để phù hợp và có thể sử dụng cho tất cả các miền.
Do đó, để thống nhất trang phục, cấp hiệu, phù hiệu của ngành Hải quan, ngày 29-5-2000 Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2000/NĐ-CP quy định về Cờ truyền thống, Hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biểu tượng, cờ hiệu và trang phục Hải quan Việt Nam. Điều 7 của Nghị định quy định: Áo, quần lễ phục của Hải quan Việt Nam (dùng chung cho cả Xuân Hè và Thu Đông), áo màu ghi hồng, có vải lót trong ve nhọn, cổ thụt, quần màu ghi hồng kiểu âu phục.
Trang phục thường: Xuân Hè: Áo blouson ngắn tay màu xanh da trời, quần may kiểu âu phục màu xanh đen. Thu Đông: Áo màu xanh đen, quần may kiểu âu phục màu xanh đen. Mũ kê pi màu xanh đen dùng chung cả Xuân Hè, Thu Đông và mũ kê pi màu ghi hồng dùng cho lễ phục Hải quan. Cravat: Màu xanh đen, trên góc trái có in biểu tượng Hải quan dùng chung cho cả Xuân Hè, Thu Đông và lễ phục. Giầy: Giầy da màu đen, thấp cổ dùng chung cho cả Xuân Hè, Thu Đông và lễ phục.
Theo tư liệu tại Bảo tàng Hải quan Việt Nam, khi được hỏi điều gì được đưa ra thảo luận và có nhiều ý kiến khi thiết kế trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biểu tượng, ông Vũ Quang Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan kể, công tác nghiên cứu và thiết kế mẫu quần áo Xuân Hè cho cán bộ công chức trong ngành thời gian này được nhiều người quan tâm.
Có ý kiến cho là nên may kiểu budông, sơ vin trong quần, cổ đứng, cổ bẻ, thắt cravat hay không thắt cravat, tất cả đều được đưa ra thảo luận và lấy ý kiến rộng rãi trong toàn Ngành. Màu sắc của trang phục cũng được nhiều người quan tâm, lúc đó một số ý kiến đề nghị dùng vải kaki màu trắng. Trước đây, ngành Hải quan sử dụng phù hiệu là miếng nỉ hình thoi và gắn biểu tượng chìa khóa, cánh én, mỏ neo như bộ đội. Sau khi chỉnh sửa, theo quy định tại Nghị định 18 thì ve cổ được thay bằng cành tùng.
Cấp hiệu được chia ra theo ngạch, bậc, công chức Hải quan. Mục tiêu đeo cấp hiệu nhằm mục đích là phân biệt các ngạch, bậc, công chức Hải quan. Có 5 ngạch là ngạch Kiểm tra viên cao cấp hải quan; thứ hai là ngạch Kiểm tra viên chính hải quan; thứ ba là ngạch Kiểm tra viên hải quan; thứ tư là ngạch Kiểm tra viên trung cấp hải quan; ngạch thứ năm là ngạch Nhân viên. Mỗi ngạch chia ra làm các bậc, ví dụ như ngạch kiểm tra viên cao cấp là có 7 bậc, ngạch Nhân viên thấp nhất là 16 bậc.
Cũng thời kỳ này, Viện Nghiên cứu Hải quan được giao là chủ trì đi thiết kế mẫu biểu tượng ngành Hải quan. Sau thời gian nghiên cứu, biểu tượng Hải quan được đưa vào sử dụng có hình chiếc lá chắn, có ngôi sao, có cánh én, chìa khóa, mỏ neo hai cành tùng hai bên và in đậm trên nền xanh da trời.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Mất 93% sức khỏe, nữ đại gia Hứa Thị Phấn liệu có mặt ở phiên tòa sắp tới
- ·Lũ chạm mốc lịch sử cách đây 20 năm, vùng nào của Hà Nội nguy cơ cao bị ngập?
- ·Nhiều tàu đứt dây đâm vào trụ cầu, cấm phương tiện thủy qua cầu Vĩnh Phú
- ·Chủ tịch Hà Nội: Không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão số 3 đổ bộ
- ·Hà Nội: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp
- ·Vết nứt gãy xuất hiện trên đỉnh đồi, lên phương án di dời cả bản hơn 100 hộ dân
- ·Ngành hàng không chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4
- ·Công an Phú Thọ lập 3 điểm nhận thông tin người bị nạn vụ sập cầu Phong Châu
- ·Lát sàn gỗ trên đường đi bộ ven sông Hương: 'Choáng váng' gỗ lim được nhập từ Nam Phi
- ·Dự báo thời tiết 15/9/2024: Miền Bắc nắng thu tới 35 độ, Nam Bộ mưa lớn kéo dài
- ·Dấu hiệu cảnh báo hệ thống lái hư hỏng cần biết để tránh tai nạn
- ·Nạn nhân sập cầu Phong Châu: 'Lúc đó nước chảy rất xiết, tôi nghĩ mình xong rồi'
- ·Cần 2.000 tỷ khắc phục hạ tầng giao thông sau bão số 3
- ·Hàng không, DN vận tải đường bộ sẵn sàng chở hàng cứu trợ miễn phí cho vùng lũ
- ·Cánh mày râu Việt rộ mốt săn lùng sim rừng để ngâm rượu
- ·Quân đội, công an căng mình giúp người dân Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau bão
- ·Miền Bắc nắng mạnh kèm mưa bất chợt, 'rốn lũ' ở Hà Nội còn ngập lụt đến 10 ngày
- ·Cảnh báo một số khu đô thị, tầng hầm nội thành Hà Nội ngập úng đến nửa mét
- ·Điểm chuẩn Đại học Xây dựng năm 2018
- ·Người chuyển khoản 10.000 đồng ủng hộ nêu lý do dùng tên 'rạp xiếc trung ương'