【kết quả tỷ số cúp fa】Văn phòng Chính phủ yêu cầu Đà Nẵng trả lời kết quả giải quyết vụ 2 nhà máy thép
Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 11160/VPCP-V1 gửi UBND TP. Đà Nẵng liên quan đến phản ánh kiến nghị của Nhà máy thép Dana Ý.
TheănphòngChínhphủyêucầuĐàNẵngtrảlờikếtquảgiảiquyếtvụnhàmáythékết quả tỷ số cúp fao đó, Văn phòng Chính phủ đã chuyển đơn của Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thép Dana Ý - ông Huỳnh Văn Tân - đến UBND TP. Đà Nẵng và yêu cầu chính quyền thành phố này xem xét giải quyết theo thẩm quyền, thông báo kết quả giải quyết lại Văn phòng Chính phủ (VPCP).
Vụ việc 2 nhà máy thép Đà Nẵng vẫn đang chờ quyết định của chính quyền thành phố |
Sự việc 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc bị người dân vây, không cho sản xuất đã kéo dài từ đầu năm 2018 đến nay vẫn chưa có hồi kết.
Cho đến cuối tháng 10 vừa qua, trước cổng 2 nhà máy thép Dana Úc và Dana Ý (KCN Thanh Vinh, Liên Chiểu, Đà Nẵng) vẫn còn diễn ra tình trạng người dân kéo đến tụ tập bao vây không cho 2 nhà máy hoạt động. Trước tình hình đó, TP. Đà Nẵng đã có văn bản yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực 2 nhà máy này.
Về phía doanh nghiệp, lãnh đạo 2 nhà máy thép đều cho biết, họ đang “ngồi trên đống lửa” sau nhiều lần đối thoại 3 bên cùng lãnh đạo thành phố và người dân sống xung quanh khu vực nhà máy sản xuất không đạt được sự thống nhất. Bởi hàng ngàn người lao động chưa biết đi về đâu, bảo hiểm vẫn đóng hàng tháng, các hợp đồng đã ký kết với các đối tác bị đình trệ, lãi vay ngân hàng ngày một nặng, doanh nghiệp “có nguy cơ bị ép đến bờ vực phá sản”. Không tìm được hướng giải quyết từ chính quyền TP. Đà Nẵng, ngày 5/10, Công ty CP Thép Dana Ý đã gửi đơn cầu cứu đến Thủ tướng Chính phủ phản ánh, kiến nghị liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp và môi trường đầu tư của TP. Đà Nẵng.
Ngày 6/10, Thanh tra TP. Đà Nẵng đã có kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thành lập, hoạt động, xử lý về môi trường tại Công ty CP Thép Dana - Ý, Công ty CP Thép Dana - Úc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Theo đó, sai phạm về hoạt động đến từ cả phía doanh nghiệp và chính quyền TP. Đà Nẵng. Trong đó, trách nhiệm phần nhiều thuộc về chính quyền thành phố, trong đó có Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài nguyên & Môi trường, Ban Hỗ trợ Xúc tiến đầu tư và cá nhân lãnh đạo các đơn vị trên giai đoạn 2006-2017.
Sau kết luận của thanh tra thành phố, 2 nhà máy thép đề nghị Sở Tài nguyên & Môi trường Đà Nẵng công bố kết quả quan trắc môi trường của nhà máy trong 2 kỳ đo đạc gần nhất để rộng đường dư luận. Nhưng đề nghị này không nhận được phản hồi của TP. Đà Nẵng. Theo Công ty CP Thép Dana Ý, kết luận của thanh tra mới căn cứ trên thủ tục hành chính và hồ sơ dự án hiện có, không căn cứ vào kết quả quan trắc và tình hình thực tế của nhà máy. Doanh nghiệp này cũng khẳng định đã có lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo quy định khi đi vào hoạt động cũng như lập lại ĐTM theo yêu cầu của Sở Tài nguyên & Môi trường năm 2015 và đã được thông qua với một số điều kiện bổ sung. “Khi công ty chuyển nhà máy từ KCN Hòa Khánh về Cụm công nghiệp Thanh Vinh là do TP. Đà Nẵng tự bố trí vị trí và chúng tôi buộc phải thực hiện. Đồng thời, việc cấp đất cho người dân sát nhà máy là lỗi của các cơ quan cấp phép và chúng tôi là “nạn nhân” của vấn đề quy hoạch này", lãnh đạo Công ty Thép Dana Ý nói.
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thép Dana Ý cho rằng, doanh nghiệp là nạn nhân của vấn đề quy hoạch thành phố |
Tại chương trình HĐND với cử tri lần thứ 4 do Thường trực HĐND TP. Đà Nẵng tổ chức hồi đầu tháng 11 mới đây, một lần nữa vấn đề 2 nhà máy thép lại được đưa ra nhưng vẫn chưa có kết quả.
Tại đây, lãnh đạo Sở Tài nguyên & Môi trường Đà Nẵng cho biết, việc vi phạm của 2 nhà máy thép sẽ xử phạt với số tiền phạt tương ứng theo lỗi vi phạm và tạm dừng hoạt động 2 nhà máy trong 6 tháng. Sau 6 tháng, nếu 2 nhà máy khắc phục được vi phạm có thể cho phép hoạt động trở lại.
Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng - ông Nguyễn Nho Trung - đề nghị UBND TP. Đà Nẵng phải có giải pháp xử lý dứt điểm vấn đề, đảm bảo hài hòa quyền của người dân và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, báo cáo kết quả trong kỳ họp HĐND thành phố cuối năm 2018 vào tháng 12 tới đây.
Còn Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng - ông Huỳnh Đức Thơ - thì cho rằng, vụ việc 2 nhà máy thép là bài học lớn đối với chính quyền Đà Nẵng về công tác quy hoạch và đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch. Hiện có tới 2 phó chủ tịch cùng các sở ngành nghiên cứu giải pháp giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, cái khó ở đây đó là nếu doanh nghiệp khắc phục được ô nhiễm sẽ được hoạt động trở lại thì người dân có chấp nhận hay không?
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đáp án môn Địa lý mã đề 301 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Lọc hóa dầu Bình Sơn “đắt mối”
- ·Có phải thay đổi hình thức đấu thầu khi dự toán thay đổi?
- ·Lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình
- ·Báo chí cần tiếp tục là ‘ngọn hải đăng’ đồng hành cùng doanh nghiệp
- ·Trận tranh HCĐ Olympic Việt Nam
- ·Đấu giá trực tuyến: Sân chơi mới cần được pháp luật bảo vệ
- ·Nỗi lo ngành điện giảm đầu tư
- ·Việt Nam: Đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững
- ·Điều kiện tham gia gói thầu tư vấn quản lý dự án
- ·Trẻ em Quảng Ninh đón nhận ngôi trường mới từ Chủ tịch Quốc hội và hơn 71 ngàn ly sữa từ Quỹ sữa
- ·Phát hiện đôi nam nữ dương tính với ma túy
- ·Đề xuất đầu tư 6 tỷ USD cho Dự án phức hợp cảng biển nước sâu Mekong
- ·Chính phủ ban hành Nghị quyết 09 thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
- ·Tổng kết phòng chống tội phạm, buôn lậu, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể từng bộ, ngành
- ·Nguyễn Anh Đức: “Người không tuổi” của Olympic Việt Nam
- ·Vinalines bán đấu giá tàu Vinalines Sky với giá khởi điểm 154 tỷ đồng
- ·VOV đã có bản quyền truyền hình, phát thanh, online ASIAD 2018
- ·Nhảy xuống hồ bơi, bé trai 9 tuổi bị đập đầu bất tỉnh, đuối nước
- ·Kết quả vòng knock