【psg lens】C.E.O Group: Gánh nặng nợ vay từ dòng tiền kinh doanh âm
Công ty cổ phần Tập đoàn C.E.O (mã Ck: CEO) đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 495,ánhnặngnợvaytừdòngtiềnkinhdoanhâpsg lens4 tỷ đồng, giảm 22,8% so với cùng kỳ năm trước.
Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp ở mức 397,6 tỷ đồng, giảm hơn 23%. Mức sụt giảm của giá vốn hàng bán cao hơn doanh thu giúp biên lợi nhuận quý IV của doanh nghiệp đạt mức 23,3%, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 22,5%. Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt 115,7 tỷ đồng, giảm 20,2%.
Với hoạt động tài chính, CEO ghi nhận khoản doanh thu lên tới 301,8 tỷ đồng, tăng gấp 654,5%. Trong đó, thu từ khoản đầu tư chiếm tới 297,2 tỷ đồng. Chi phí tài chính trong kỳ của doanh nghiệp ở mức 50 tỷ đồng, tăng hơn 100%.
Về chi phí, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 28% và 12,3%, xuống mức 27 tỷ đồng và 49,6 tỷ đồng.
Trong kỳ, doanh nghiệp được hoàn nhập 31 tỷ đồng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, CEO ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức 305,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước báo lỗ 0,58 tỷ đồng. Khoản lợi nhuận này giúp CEO chấm dứt chuỗi 4 quý liên tiếp thua lỗ và ghi nhận khoản lợi nhuận cả năm 2021 ở mức 82,1 tỷ đồng.
Phối cảnh Khu tổ hợp nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbour City của C.E.O Group. |
Lũy kế 4 quý của năm 2021, CEO ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt ở mức 902 tỷ đồng và 82 tỷ đồng. Với kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế cả năm lần lượt ở mức 1.600 tỷ đồng và 80 tỷ đồng, doanh nghiệp đã hoàn thành 56% chỉ tiêu doanh thu và vượt chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét hoạt động kinh doanh chính (doanh thu thuần – giá vốn hàng bán – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính năm 2021 của CEO âm 78,9 tỷ đồng. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh trong lĩnh vực cốt lõi của CEO vẫn khá yếu.
Về quy mô tài sản, tổng tài sản của CEO đạt 7.040,2 tỷ đồng tính tới 31/12/2021, giảm 5% so với đầu năm.
Giá trị tiền và tương đương tiền đạt 309,2 tỷ đồng, tăng 35,2% nhờ lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương 80 tỷ đồng.
Quan sát trên thị trường chứng khoán, có thể nói cổ phiếu CEO là một “hiện tượng lạ” đối với nhiều nhà đầu tư trong năm 2021. Cổ phiếu CEO đã tăng “dựng đứng”, trong khi kết quả kinh doanh không có nhiều ấn tượng, thậm chí là lỗ nhiều quý liên tiếp. Thậm chí cổ phiếu này còn bị HNX đưa vào diện cảnh báo từ 20/4/2021 do lợi nhuận âm. Nhưng cổ phiếu CEO có lúc đạt 92.500 đồng/cổ phiếu (7/1/2022), vượt xa so với định giá do dòng tiền đầu cơ. Sau đó, cổ phiếu này biến động mạnh với nhiều phiên sàn rồi lại trần. Trong 2 phiên đầu Xuân Nhâm Dần, CEO nằm sàn 2 phiên liên tiếp, hiện có giá 50.300 đồng/cổ phiếu (8/2/2022). |
Đáng lưu ý, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của CEO âm tới 155 tỷ đồng trong năm 2021 - trong khi năm 2020 dương 282 tỷ đồng – do sự gia tăng đột biến của của các khoản phải thu, trong khi chi phí lãi vay vẫn ở mức tương đương năm 2020.
Để bù đắp dòng tiền, doanh nghiệp đã tăng cường vay nợ, hạn chế mua sắm tài sản và thu hồi khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
Với hoạt động vay nợ, giá trị khoản mục dư nợ vay và nợ thuê tài chính của CEO ở mức 1.737,2 tỷ đồng tại 31/12/2021, chiếm 24,6% tổng nguồn vốn và gần 50% nợ phải trả.
Trong đó, giá trị vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn ở mức 831 tỷ đồng tính tới 31/12/2021, tăng 56% so với đầu năm, chủ yếu là hai khoản vay tại 2 ngân hàng với giá trị lần lượt là 317 tỷ đồng và 386 tỷ đồng.
Giá trị vay và nợ thuê tài chính dài hạn ở mức 906 tỷ đồng, giảm 36% và tập trung chủ yếu tại một ngân hàng với giá trị 650 tỷ đồng. Ngoài ra, CEO có hai khoản vay dài hạn tại chi nhánh một ngân hàng khác, vay vốn qua kênh trái phiếu với giá trị lần lượt là 38 tỷ đồng và 219 tỷ đồng.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng thể hiện sự phụ thuộc vào vốn vay với số tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được và tiền chi trả nợ gốc vay, nợ thuê tài chính lần lượt ở mức 1.608,4 tỷ đồng và 1.816,9 tỷ đồng.
Với hoạt động mua sắm tài sản, CEO đã bán lại công cụ nợ của đơn vị khác để thu về 227 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng thu hồi đầu tư góp vốn đơn vị khác để thu về 420 tỷ đồng.
Tính tới ngày 31/12/2021, chi phí xây dựng dở dang dài hạn của CEO là 2.121 tỷ đồng, chủ yếu tập trung tại dự án Khu tổ hợp nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbour City với giá trị 2.048,9 tỷ đồng, còn lại là dự án Khu du lịch Green Hotel & Resort với giá trị 51 tỷ đồng và các dự án khác.
Giá trị các khoản phả thu ngắn hạn của doanh nghiệp ở mức 847,5 tỷ đồng, giảm 5,1% so với đầu năm. Nhưng giá trị dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi đã đạt mức 49,8 tỷ đồng, tăng 47%./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá vàng hôm nay 29/10: Thế giới tăng gần kỷ lục
- ·Những biển số siêu đẹp đấu giá thu về hàng tỷ đồng ở Nghệ An giờ ra sao?
- ·Xe sedan Honda Accord độ thành limousine kéo dài cực độc
- ·Các hãng xe điện Trung Quốc thi nhau đạt doanh số khủng tại quê nhà
- ·Bởi không nghe lời mẹ
- ·Đấu giá biển số sáng 25/10: Biển có dãy số tứ quý không người mua
- ·Tác dụng của những chi tiết nhỏ trên xe ô tô mà ít người biết
- ·Doanh nghiệp xe máy cắt giảm sản lượng vì tồn kho nhiều
- ·Cả nước ước tính xuất siêu 4,07 tỷ USD trong quý 1/2023
- ·Nga tiến tới nội địa hóa xe Trung Quốc trong bối cảnh cấm vận ngặt nghèo
- ·Đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông
- ·Thầy giáo lái ô tô hất tung nam sinh viên lên nóc xe, chạy 10km trên đường
- ·Uỷ ban châu Âu điều tra trợ cấp xe điện Trung Quốc: Lợi bất cập hại
- ·Toyota Land Cruiser Prado 2024 và Lexus GX 2024: Có gì khác biệt?
- ·Các giải pháp tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng
- ·Giá xe sang cũ BMW 318i 2004 hơn 130 triệu có nên mua?
- ·Hết hồn với dàn xe tải quay đầu đi ngược chiều trên cao tốc 120km/h
- ·Thêm một hãng ô tô điện khởi nghiệp tại Việt Nam, hợp tác với Đức
- ·Nhớ tình xưa, bế tắc trong tình mới
- ·Cơ hội mua xe máy Honda SH, Sh mode trả góp với lãi suất 0%