【dudoanbongda wap】Thống nhất kịch bản tăng trưởng từ 3
Qua các ý kiến tại cuộc họp, Hội đồng thống nhất kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay là từ 3 - 4% và sẽ nghiên cứu để xây dựng kế hoạch tổng thể hỗ trợ kích thích kinh tế, trong đó có vấn đề tăng bội chi.
Chính sách phục hồi, kinh tế phải mang tính dài hơi
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần nhận diện rõ rủi ro, đưa ra các biện pháp điều hành đồng bộ, hiệu quả hơn để giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới 4%. Khác với đa số các nước, dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ của Việt Nam còn khá lớn cho kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng. Thủ tướng đề nghị các thành viên Hội đồng nêu kiến nghị cần có các giải pháp, chính sách cụ thể, mức độ, liều lượng, thời điểm nào cho phù hợp, làm thế nào để vực dậy các ngành, các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, nhất là dịch vụ, du lịch.
Thủ tướng mong muốn lắng nghe ý kiến về việc làm thế nào để thu hút đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân, nguồn vốn FDI, đi liền với đó là cải thiện môi trường đầu tư. “Nếu bỏ lỡ cơ hội thu hút nguồn vốn xã hội, nguồn vốn FDI khu vực và toàn cầu trong lúc dịch chuyển các dòng vốn thì là một khuyết điểm, sai lầm lớn” - Thủ tướng nói.
Thảo luận tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng đánh giá cao những kết quả của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành thời gian qua. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đứng trước khó khăn nhiều mặt nhưng Chính phủ đã nỗ lực điều hành đúng, linh hoạt, kịp thời, mang lại sự phát triển, ổn định cho xã hội và niềm tin cho nhân dân.
Đánh giá nguy cơ dịch bệnh vẫn tiếp tục và có thể kéo dài tới năm sau, các thành viên đều cho rằng tác động của suy thoái kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng nặng nề tới nhiều phương diện của đất nước. Do vậy, có ý kiến cho rằng, gói chính sách phục hồi phát triển kinh tế phải mang tính dài hạn, cho cả năm 2021, 2022, chứ không chỉ trong năm nay, để vừa phòng thủ dịch bệnh, vừa tiến công trên mặt trận kinh tế.
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Đức Thụ, ngoài việc chống dịch bệnh, mục tiêu quan trọng hiện nay là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để phục hồi tăng trưởng. Mặc dù tháng 6 vừa qua đã có nhiều chỉ số khả quan hơn, nhưng để đạt được mức tăng trưởng cao như kế hoạch là không thể được, tuy nhiên, cần phải tìm giải pháp để đạt được mức tăng trưởng tối đa. “Tín dụng 6 tháng mới đạt 2,36%, cho thấy sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp rất yếu, cả năm khó đạt được tăng trưởng tín dụng 14%, như vậy khó hỗ trợ được cho tăng trưởng. Do đó, phải có giải pháp để tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, thu hút dòng vốn vào kinh doanh. Đồng thời, chú trọng các giải pháp thúc đẩy, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu vì đây là một nguồn đóng góp quan trọng cho tăng trưởng” - ông Bùi Đức Thụ nói.
Chuyên gia Bùi Đức Thụ cũng góp ý, các chính sách cứu trợ doanh nghiệp là việc cần làm trước mắt, nhưng duy trì sức sống cho doanh nghiệp thì không thể chỉ làm trong thời gian ngắn. Ngoài cơ chế hỗ trợ khắc phục ảnh hưởng của Covid-19, cần có các chính sách hỗ trợ đặc biệt phục vụ tái cơ cấu doanh nghiệp mạnh hơn, không chỉ tái cơ cấu thị trường đầu vào, đầu tư mà cả lao động, tăng sức chống chịu của nền kinh tế.
Bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy sản xuất, thương mại, các chuyên gia cũng nhất trí giải ngân đầu tư công phải ráo riết hơn. PGS.TS Trần Đình Thiên đề nghị Chính phủ, Nhà nước phải là “người mua hàng lớn nhất” đối với các sản phẩm “made in Việt Nam”.
Một số ý kiến khác cũng đề nghị tập trung hơn vào các gói hỗ trợ tài khoá, nâng quy mô các gói hỗ trợ, kích cầu nội địa hướng vào kích cầu du lịch, bán lẻ, tín dụng tiêu dùng và tiếp tục hạ lãi suất cho vay. TS.Trần Du Lịch lưu ý, các gói chính sách phải mang tính dài hạn bởi có dự báo một số ngành, lĩnh vực, nhất là ngành sử dụng nhiều lao động phải sang quý III/2020 mới “thấm đòn” do đứt gãy các hợp đồng.
Hoàn cảnh đặc biệt cần những chính sách đặc biệt
Lắng nghe các ý kiến đóng góp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét, nhiều ý kiến cho rằng xu hướng các nước là tiếp tục thực hiện giải pháp kích thích kinh tế, cả về tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, cần lưu ý nguy cơ sau đó của các giải pháp này là khủng hoảng nợ công, khủng hoảng hệ thống tài chính, tiền tệ và nợ xấu có thể xảy ra và nếu xảy ra thì cuộc khủng hoảng này sẽ tiếp tục đẩy thế giới lún sâu vào suy thoái nặng nề hơn. Với độ mở của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cần chú ý các nguy cơ này trong điều hành cụ thể.
Về kịch bản tăng trưởng, lạm phát, với bối cảnh hiện nay, Hội đồng thống nhất kịch bản tăng trưởng từ 3 - 4%, kiểm soát lạm phát dưới 4%. Trên cơ sở đó, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công thương và các bộ liên quan tiếp tục rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng theo từng quý, kể cả tình hình lạm phát, thường xuyên kiểm điểm, đánh giá thực hiện và có đối sách với vấn đề cấp bách, phát sinh.
Đồng thời, theo đề xuất của Hội đồng, cần nghiên cứu dài hơi hơn từ nay đến năm 2021 để xây dựng kế hoạch tổng thể hỗ trợ kích thích kinh tế, xác định những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và các ngành, lĩnh vực ngắn hạn, trung hạn trong đó có vấn đề tăng bội chi, huy động thêm nguồn lực cho sản xuất kinh doanh. Mục tiêu cụ thể là năm 2020 và đầu 2021, tăng trưởng tín dụng trên 10%, chủ trương tăng thêm bội chi ngân sách, nợ công khoảng 3 - 4% GDP để có thêm nguồn lực, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp, không để đứt gãy, mất năng lực sản xuất trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu.
“Hoàn cảnh đặc biệt hiện nay đòi hỏi phải có những chính sách đặc biệt, nhất là đối với những lĩnh vực mới, để có chính sách đặc thù phù hợp, không thể bàn trên bàn giấy mà phải sát thực tiễn, phản ánh được hơi thở, yêu cầu của nền kinh tế và của người dân, doanh nghiệp” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Lắng nghe các ý kiến đóng góp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét, nhiều ý kiến cho rằng xu hướng các nước là tiếp tục thực hiện giải pháp kích thích kinh tế, cả về tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, cần lưu ý nguy cơ sau đó của các giải pháp này là khủng hoảng nợ công, khủng hoảng hệ thống tài chính, tiền tệ và nợ xấu có thể xảy ra. Với độ mở của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cần chú ý các nguy cơ này trong điều hành cụ thể... “Hoàn cảnh đặc biệt hiện nay đòi hỏi phải có những chính sách đặc biệt, nhất là đối với những lĩnh vực mới, để có chính sách đặc thù phù hợp, không thể bàn trên bàn giấy mà phải sát thực tiễn, phản ánh được hơi thở, yêu cầu của nền kinh tế và của người dân, doanh nghiệp” - Thủ tướng nhấn mạnh. |
Hoàng Yến
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ly hôn chồng, 2 đứa con làm sao để được nuôi hết?
- ·Foreign Minister delighted at Việt Nam
- ·Vietnamese leaders sent congratulations to Chinese counterparts on China's 73rd National Day
- ·Vietnamese, Cuban PMs discuss measures to boost cooperation
- ·Mẹ chồng
- ·30 years on: relationship between Việt Nam and RoK at its best ever
- ·Room remains to amplify Việt Nam
- ·Vietnamese Vice President meets with foreign leaders in Kazakhstan
- ·Tiền có thể mua được em, nhưng...
- ·PM calls on equity firm Warburg Pincus to increase investments in Việt Nam
- ·Vòng tay nhân ái bạn đọc đã cứu sống K Tèo
- ·Việt Nam calls for eliminating all forms of discrimination against women, girls
- ·UN chief’s Việt Nam visit of great significance: ambassador
- ·PM hails Australia's role in co
- ·Thanh tra Chính phủ 4 lần 'bảo', UBND TT
- ·Prime Minister welcomes UN Secretary
- ·Việt Nam, Laos seek closer people
- ·Việt Nam, Palestine strengthen solidarity, friendship
- ·Cám cảnh bà bới rác nuôi cháu ung thư
- ·Việt Nam, Austria seek measures to deepen bilateral ties