【ket qua bong đa tbn】Một Vũ Hán có Hoàng Hạc Lâu
Không phải ai cũng biết đó là miền đất có Lầu Hoàng Hạc (được xây dựng vào năm 223),ộtVũHáncóHoàngHạcLâket qua bong đa tbn từng gợi cảm hứng cho thi sĩ Thôi Hiệu viết bài thơ Hoàng Hạc Lâu mà bao thế hệ người Việt cũng thuộc nằm lòng: “Hán Dương sông tạnh cây bày/ Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non/ Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” (Bản dịch của Ngô Tất Tố). Thi tiên Lý Bạch (701 - 762) tài danh vang thiên hạ sau đó đi qua đọc được bài thơ này của Thôi Hiệu đã thốt lên: “Trước mắt có cảnh nói không được/ Thôi Hiệu đề thơ ở trên đầu”.
Hán Dương được nhắc đến trong thơ Thôi Hiệu chính là một trong 3 trấn (tương đương huyện) hợp thành Vũ Hán. Hai trấn còn lại là Vũ Xương và Hán Khẩu. Vũ Hán nằm ở ngã ba sông Dương Tử và Hán Thủy - vì thế còn được gọi là Giang Thành - là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc hiện nay; một trung tâm vận tải chính với hàng loạt tuyến đường sắt, đường bộ và đường cao tốc. Từ 3.000 năm trước, dân cư đã sinh sống ở đây, dần dần phát triển vùng đất này thành một miền trù phú. Có cảng thị từ thời nhà Hán, đến triều nhà Nguyên cách đây 600 năm, Hán Khẩu là một trong 4 thương cảng sầm uất nhất Trung Quốc.
Nhưng Vũ Hán không chỉ sở hữu điển tích Hoàng Hạc Lâu. Ở Vũ Hán còn có Nguyệt Hồ - chính là nơi tao ngộ của Du Bá Nha và Chung Tử Kỳ. Đến Cổ Cầm Đài bên cạnh Nguyệt Hồ ngày nay, bạn có thể nghe được khúc tri âm Cao Sơn Lưu Thủy. Cụ Nguyễn Tiên Điền, trong truyện Kiều cũng từng để chàng Kim nói với Thuý Kiều: “Rằng nghe nổi tiếng cầm đài/ Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ” chính là nhắc đến điển tích này vậy.
Nếu không mê thơ phú mà ưa truyện lịch sử, bạn cũng nên biết rằng có rất nhiều điển tích trong Tam Quốc diễn nghĩa chính là ở Vũ Hán. Như thành cổ Tương Dương. Toà thành này có từ hơn 2.000 năm trước, được xây dựng vào đầu triều đại nhà Hán, chính là nơi diễn ra sự kiện Lưu Bị ba lần cầu Khổng Minh. Thành Tương Dương sau bị Tào Tháo chiếm giữ. Vũ Hán cũng từng là một trong những trung tâm Phật giáo của Trung Quốc cổ đại và cận đại. Giờ đây, thành phố này là một trong những trung tâm giáo dục lớn nhất của Trung Quốc, có hàng trăm sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu.
Mặc dù vậy, theo nhiều nhà xã hội học, khí hậu ở Vũ Hán khá khắc nghiệt: Mùa Đông lạnh giá, mùa Hè đổ lửa; hai mùa Xuân, Thu mát mẻ lại ngắn ngủi. Có lẽ phần nào vì khí hậu khắc nghiệt mà người dân Vũ Hán bản địa được nhận xét là ồn ào, nóng nảy; điều kiện vệ sinh nhìn chung không thật tốt.
Mong sao hoạn nạn chóng qua để thành phố với bề dày lịch sử văn hoá, nghệ thuật này sớm lại bình an.
(责任编辑:World Cup)
- ·Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- ·Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án tử hình
- ·Nhân viên ngân hàng SCB nghỉ việc, bà Trương Mỹ Lan hỗ trợ 20 tỷ đồng
- ·Honey and Coffee khai thác mật ong từ rừng hữu cơ Lào
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·Doanh nghiệp sữa tự tin hội nhập
- ·Khởi tố 3 giáo viên thu học phí đào tạo lái xe vượt quy định
- ·Thực hiện Luật Đất đai 2013: Nhiều vướng mắc gây khó cho doanh nghiệp
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- ·Bắt huấn luyện viên Taekwondo xâm hại nhiều võ sinh nam
- ·Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- ·Hơn 16 nghìn doanh nghiệp "hồi sinh"
- ·Phạt 8 năm tù kẻ đâm vợ trọng thương trong phiên tòa hòa giải ly hôn
- ·Bị khám nhà vì hành vi cho vay nặng lãi, đối tượng dùng dao tấn công cảnh sát
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Bắt nữ chủ hụi lừa đảo chiếm đoạt gần 10 tỷ đồng
- ·Bắt đối tượng hiếp dâm bé gái 13 tuổi mới quen qua mạng xã hội
- ·Bắt nhóm thanh, thiếu niên dùng xẻng đánh gục người đi đường
- ·Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- ·Marketing thời 3.0