【nhận định hoffenheim】Không ăn cơm vẫn phải đóng tiền cho bệnh viện
Đó là những gì đang diễn ra tại Trung tâm phục hồi chức năng,ôngăncơmvẫnphảiđóngtiềnchobệnhviệnhận định hoffenheim thuộc Bệnh viện Bạch Mai.
Thời gian vừa qua, nhiều bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng, bức xúc trước trước một “quy định lạ đời” của bệnh viện. Mặc dù rất bức xúc với quy định này nhưng họ vẫn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Theo một số người nhà bệnh nhân tại Trung tâm Phục hồi chức năng phản ánh: “Mặc dù không có nhu cầu ăn cơm của bệnh viện nhưng họ vẫn bị “ép” ăn, nếu không ăn vẫn phải đóng tiền cơm.
Bà T. ở Nghệ An, người nhà một bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng cho biết, chồng bà nằm điều trị tại đây được hơn chục ngày, vì sức khỏe yếu chỉ ăn được cháo, không ăn được cơm. Thế nhưng hằng ngày nhân viên phục vụ của trung tâm vẫn đều đặn mang cơm lên. Cơm không ăn thì bỏ đấy. Do đó sau hơn 10 ngày nằm viện, người nhà bà T. phải chịu hơn một triệu đồng tiền cơm.
Trung tâm Phục hồi chức năng, nơi có quy định "lạ đời"!
Bà T. khẳng định: “Đã vào viện rồi là không được ăn ngoài, nếu ăn ngoài vẫn phải đóng đủ số tiền do bệnh viện quy định”.
Có mặt tại Trung tâm Phục hồi chức năng vào sáng ngày 8/5, chúng tôi chứng kiến rất nhiều bệnh nhân mắc phải các căn bệnh như tai biến mạch máu não, tủy sống, thần kinh, gai cột sống… có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong số những bệnh nhân này, đa phần được điều trị tại một số khoa trong Bệnh viện Bạch Mai, khi bệnh có chuyển biến nên họ được chuyển sang Trung tâm Phục hồi chức năng này.
Ngồi bên giường bệnh, chị Nguyễn Thị B. (ở tỉnh Hà Tĩnh) có chồng bị bệnh tai biến mạch máu não, cho biết: “Chồng tôi nằm điều trị tại đây được gần 2 tháng. Anh N. bị tai biến mạch máu não, trước điều trị ở Khoa Thần kinh rồi chuyển qua trung tâm này”.
Khi hỏi về chế độ ăn uống, chị B. bức xúc kể: Ngay khi mới vào đây, chị đã được nhân viên bệnh viện “phổ biến” quy định rằng: “Mai là có cơm”. Khi tôi trình bày hoàn cảnh nhà tôi bị não không ăn được cơm thì liền bị nhân viên bệnh viện “phủ đầu” rằng “bệnh nhân đã vào đây là phải ăn cơm, không ăn cơm cũng phải đóng tiền!”.
Chị B. cho biết thêm: “Mỗi ngày tiền ăn tại bệnh viện này là gần 60 nghìn đồng. Cũng bằng ấy tiền, nếu đi mua cơm và thức ăn ngoài thì ăn ngon hơn, được nhiều hơn bữa cơm của bệnh viện. Khi xuất viện, số tiền ấy mới được kê khai và thanh toán cho bệnh viện”.
Nhiều gia đình bệnh nhân phải gánh thêm tiền cơm dù không ăn.
Chúng tôi gặp chị H. tại buồng bệnh số 7 Trung tâm Phục hồi chức năng. Chị H. đến chăm sóc ông nội. Khi hỏi về việc ăn uống và kinh phí tại trung tâm thì chị tỏ ra rất bức xúc trước những quy định oái oăm của viện đề ra. “Bệnh nhân không ăn cơm của bệnh viện cũng phải đóng tiền. Nếu bệnh nhân không ăn được cơm thì người nhà bệnh nhân ăn” – chị H. cho hay.
Trước quy định không hợp lý này của trung tâm, chị H. trình bày với nhân viên y tế của trung tâm rằng, do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn, không muốn ăn cơm của bệnh viện để tiết giảm chi phí. Ngay lập tức, chị H. được gợi ý là phải làm đơn rồi đưa nộp ở phòng hành chính, nếu được họ “duyệt” thì mới không phải ăn cơm của viện.
Cũng trong buổi sáng ngày 8/5, trong vai người đến đăng ký thủ tục nhập viện cho người nhà, phóng viên đã có mặt tại bàn đăng ký các dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho bệnh nhân tại cửa ra vào. Đợi vắng người, chúng tôi hỏi một cán bộ của bệnh viện tên Oanh có mặt tại bàn này về việc đăng ký suất cơm cho bệnh nhân. Chị Oanh dõng dạc giải thích: “Ngày 3 bữa, ra lấy cơm ở cửa phòng (cơm phát ở cửa phòng - PV). Tôi thắc mắc có ý muốn mua cơm ở ngoài có được không thì người này nói lớn “Không! Bệnh nhân nào cũng phải ăn hết, 59 nghìn đồng cho 3 bữa!”.
Tình trạng các bệnh viện quá tải trong những năm gần đây tăng đột biến. Viện phí cũng được đẩy lên cao, thế nhưng chất lượng phục vụ tại các bệnh viện thật sự đang là nỗi bức xúc cho nhiều người bệnh. Dư luận đặt câu hỏi ở nhiều bệnh viện khác trên địa bàn TP Hà Nội liệu có những “quy định” bắt bệnh nhân phải ăn cơm của bệnh viện như tình trạng đang xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai không?
Chiều cùng ngày, chúng tôi tìm đến ban lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng để tìm hiểu sự việc. Tại phòng hành chính, một nhân viên cho biết, lãnh đạo đang bận họp ở tầng trên, hẹn chúng tôi khi khác quay lại. Chúng tôi trình bày nội dung muốn trao đổi và làm rõ về việc bệnh nhân phản ánh “bệnh viện “ép” họ phải ăn cơm thì nhân viện phòng hành chính này cho hay: “Tưởng vấn đề gì, đó là quy định mà”.
Trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam, đại diện Trung tâm phục hồi chức năng - BV Bạch Mai cho biết, sau khi nhận được thông tin phản ánh đã tiến hành họp kỉ luật các cán bộ có liên quan. "Kết quả như thế nào sẽ thông báo cho báo chí sau", vị này nói.
Nhóm PV
(责任编辑:La liga)
- ·Vingroup công bố dòng điện thoại Vsmart Joy 2+
- ·Việt Nam, China cooperate in natural disaster response
- ·PM urges Indonesia to early sign bilateral rice trade cooperation agreement
- ·Việt Nam attends 11th Beijing Xiangshan Forum
- ·Xổ số Vietlott: Người phụ nữ bán vé số dạo hơn 10 năm bất ngờ đổi đời với giải Jackpot hơn 4 tỷ
- ·Vietnamese, German parties hold 9th dialogue in Berlin
- ·Foreign leaders extend sympathies to Việt Nam over typhoon
- ·Efforts needed to create breakthroughs in Việt Nam
- ·Ô nhiễm không khí có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho thai nhi và bà mẹ
- ·Cuban foreign minister spotlights special relations with Việt Nam
- ·Xổ số Vietlott: Trao hơn 25 tỷ đồng cho khách hàng thứ 3 trúng Jackpot đợt Tết Nguyên đán
- ·Việt Nam champions ASEAN economic integration at AEM 56 in Laos
- ·Vietnamese, German parties hold 9th dialogue in Berlin
- ·Party Central Committee convenes 10th plenum
- ·Chủ tịch VCCI chỉ ra những điểm 'nghẽn' trong môi trường kinh doanh
- ·Lao top leader thanks Việt Nam following state visit
- ·Government to accelerate document finalisation ahead of 8th NA session
- ·Prime Minister pledges VNĐ50 billion for Yên Bái recovery
- ·Hại người mẹ nghìn tỷ giàu nhất Việt Nam của đại gia ngân hàng Việt
- ·Việt Nam’s 47