【nhận định benfica】Giá lợn hơi rơi xuống đáy mới, ‘ông lớn’ chăn nuôi cũng lỗ nặng
Càng nuôi nhiều lỗ càng nặng
Trò chuyện với PV chiều 2/3,álợnhơirơixuốngđáymớiônglớnchănnuôicũnglỗnặnhận định benfica ông Hoàng Văn Chung, chủ trang trại chăn nuôi 500 con lợn thịt tại Sơn Dương (Tuyên Quang), than thở, lứa lợn gần 80 con xuất chuồng cách đây 2 ngày của ông chỉ bán được giá 47.000 đồng/kg lợn hơi. Những con lợn xấu (nhiều mỡ, quá cỡ) bị thương lái loại ra, ông phải bán giá rẻ 43.000-45.000 đồng/kg.
Theo ông, giá lợn hơi không những giảm mạnh mà việc tiêu thụ ngày càng khó. Trước kia, lợn nuôi trọng lượng 130-140 kg/con lái buôn vẫn bắt hết, không mua chọn. Nay họ chỉ bắt loại lợn trọng lượng 100-110 kg/con, những con lợn trọng lượng lớn bị loại ra. Trong trại của ông giờ còn hơn chục con lợn ngoại cỡ vẫn chưa bán được.
“Đợt này giá lợn hơi quá rẻ. Một con lợn xuất chuồng tôi lỗ khoảng 1 triệu đồng. Nhưng giờ lỗ vẫn phải bán vì càng nuôi càng lỗ nặng hơn”, ông nói.
Những ngày này, giá lợn hơi biến động theo chiều hướng giảm. Ở hầu hết các tỉnh thành miền Bắc, giá lợn hơi đều rời mốc 50.000 đồng/kg, rơi về đáy mới 47.000-49.000 đồng/kg. Trong khi đó, các tỉnh miền Trung và miền Nam giá lợn hơi dao động từ 50.000-52.000 đồng/kg.
Với mức giá này, không chỉ người chăn nuôi mà các doanh nghiệp trong ngành cũng lỗ nặng.
Ông Nguyễn Công Bắc, Giám đốc Công ty CP chăn nuôi Lộc Phát BLLT, cho PV. VietNamNet biết, doanh nghiệp của ông mỗi tháng xuất bán ra thị trường 2.000-2.500 con lợn thương phẩm. Với mức giá hiện nay, doanh nghiệp lỗ khoảng 1,2-1,5 tỷ đồng/tháng.
Ông tâm sự, chăn nuôi lợn đã hơn 20 năm nhưng chưa bao giờ rơi vào thế khó như thời điểm hiện tại. Giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục từ cuối năm 2020, đến tháng 8/2022 đà tăng mới chấm dứt; song, từ đó đến nay, giá vẫn neo ở mức đỉnh lịch sử, chưa một lần điều chỉnh giảm. Trong khi, giá lợn hơi giảm dần đều, nay rơi xuống đáy mới.
“Chuồng trại đã đầu tư, nợ vay ngân hàng vẫn phải gánh lãi. Giờ giảm đàn nái thì sau này gây nuôi lại rất tốn kém, nên giá bán thấp tôi vẫn phải duy trì đàn lợn nuôi trong trại”, ông chia sẻ.
Trong quý IV/2022, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lợn cũng báo lỗ hoặc lợi nhuận thụt lùi so với cùng kỳ. Đơn cử, kết quả kinh doanh của “ông lớn” Dabaco ghi nhận khoản lỗ hơn 79 tỷ đồng vào quý IV/2022, trong khi cùng kỳ lãi gần 112 tỷ đồng. Dịch bệnh, giá lợn hơi giảm mạnh trong thời gian dài và nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh đã ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chăn nuôi.
“Ông lớn” thịt mát Masan MeatLife cũng báo lỗ hơn 170 tỷ đồng trong quý IV/2022, nâng khoản lỗ năm qua lên trên 230 tỷ đồng. Đó là bởi công ty không còn kinh doanh mảng thức ăn chăn nuôi từ cuối năm 2021 mà tập trung vào mảng thịt thương hiệu.
Chưa nhìn thấy tín hiệu tích cực
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, ngành chăn nuôi chưa bao giờ gặp khó khăn như năm 2022 khi giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, giá thịt lợn, thịt gia cầm lại giảm mạnh. Sang năm 2023, chưa thấy tín hiệu tích cực nào để ngành chăn nuôi có thể hồi phục.
Theo thống kê, năm 2022 sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7,05 triệu tấn. Trong đó, sản lượng thịt bò hơi là 474,3 nghìn tấn, tăng 3,5%; sản lượng thịt lợn hơi 4.425 nghìn tấn, tăng 5,9%; sản lượng thịt gia cầm hơi 2.028 nghìn tấn, tăng 4,5%; sản lượng trứng trên 18,3 tỷ quả, tăng 4,4%.
Ngoài ra, Việt Nam chi khoảng 1,5 tỷ USD nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật trong năm 2022, tăng 9,1% so với năm 2021.
Ông Dương cho rằng, nguồn cung thực phẩm nội địa và nhập khẩu đều tăng, trong khi sức mua thấp do ảnh hưởng bởi lạm phát, cộng với xu hướng giảm ăn thịt lợn, tăng ăn thịt gà, thuỷ sản, bò,... khiến giá lợn hơi giảm mạnh.
“Nhìn từ sức tiêu thụ thực tế, giá thịt lợn có thể giảm tiếp và neo ở mức thấp trong 2-3 tháng tới, sau đó sẽ tăng dần với điều kiện sức mua cải thiện khi kinh tế phục hồi”, ông nhận định.
Song, để ngành chăn nuôi lợn phục hồi được, ông Dương kiến nghị cơ quan chức năng quản lý chặt hoạt động nhập khẩu thịt và phụ phẩm; có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhằm giảm giá thành sản phẩm; tạo điều kiện phát triển vùng nguyên liệu thực ăn chăn nuôi nội địa.
Dự báo về ngành chăn nuôi năm nay, VNDirect cho rằng, khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất thịt sẽ giảm bớt nhờ giá lợn được kỳ vọng tăng 5%, khi nhu cầu ăn uống bên ngoài phục hồi và thiếu hụt nguồn cung do hộ chăn nuôi vẫn ngần ngại trong việc tái đàn.
Nguồn cung tăng nhưng dân ăn ít, giá thịt lợn lại rơi xuống đáyNguồn cung thịt lợn trong nước tăng mạnh nhưng dân lại ăn ít đi khiến giá thịt lợn hơi rơi về mức đáy hồi đầu năm nay. Đà giảm giá được dự báo còn tiếp tục trong những ngày tới.(责任编辑:La liga)
- ·Bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế nhanh và bền vững
- ·Độc đáo lễ hội Tết cá của người Tày ở Hà Giang
- ·Nga cảnh báo có thể rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới
- ·Thủ tướng Merkel hối thúc SPD tiếp tục duy trì chính phủ liên minh
- ·Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể kéo dài chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sang năm 2021
- ·Báo Úc khen món bò nướng lá lốt của Việt Nam ‘ngon nhất hành tinh’
- ·Chính phủ Mỹ đối mặt với nguy cơ tạm đóng cửa lần thứ 3 trong năm
- ·Những điều du khách 'không bao giờ có thể hiểu' về nước Anh
- ·Bộ GTVT: Kiểm soát chặt hàng lậu, hàng giả ngay tại các đầu mối giao thông
- ·Tổng thống Mông Cổ trải nghiệm tắm khoáng nóng, thưởng thức ẩm thực Hòa Bình
- ·Bến Lức: Niềm vui nhân đôi trong vụ lúa Đông Xuân
- ·Du khách Trung Quốc bị Thái Lan 'cấm cửa' 10 năm vì sang du lịch để ăn xin
- ·Nghệ An: Công viên Hồ thiên nga Eco Central Park mở cửa tự do từ 15/12
- ·Đài phun nước mới xây hơn 46 tỷ đồng bị chê 'xấu nhất thế giới'
- ·Vụ lúa Đông Xuân 2022
- ·Khách Việt tới thung lũng Hunza
- ·Xóa tan nghi ngờ về quan hệ Trung
- ·Triều Tiên bảo vệ chương trình hạt nhân và tên lửa
- ·Central Retail Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 80 tấn khoai lang của Gia Lai
- ·Bốt Hàng Đậu chính thức mở cửa cho khách tham quan