【lịch thi đấu j league】Dựa vào dân bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng
(Bài đoạt giải C thể loại tạp chí) Trước sự chống phá của các thế lực thù địch, Ðảng ta đã xác định đấu tranh, phản bác có hiệu quả với những luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên và của mọi người dân. Trong sức mạnh tổng thể đó, Ðảng đặc biệt nhấn mạnh sức mạnh của Nhân dân là to lớn nhất.
Tuy các thế lực thù địch có những luận điệu xuyên tạc vô cùng nguy hiểm nhưng chúng ta vững tin vào lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Chỉ có lòng dân là nguồn cổ vũ, là nguồn sức mạnh vô tận đánh bại âm mưu của các thế lực thù địch.
Tranh: Minh Tấn |
Cội nguồn sức mạnh Nhân Dân
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã đúc kết được nhiều bài học có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Một trong những bài học hàng đầu chính là phải lấy dân làm gốc, dựa vào sức dân để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng.
Tư tưởng xem trọng sức dân xuất hiện từ rất lâu đời theo chiều dài lịch sử. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi khi nói về vai trò của Nhân dân đối với sự thịnh suy của vận nước, ông cho rằng “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”. Ðến Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người nhấn mạnh sức mạnh của Nhân dân là rất to lớn, “Có dân việc gì cũng làm được”[1]. Nếu sức mạnh trong Nhân dân được khéo léo tổ chức, tập hợp dưới sự lãnh đạo của Ðảng thì sức mạnh đó trở thành sức mạnh khổng lồ: “Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”[2].
Trong Kết luận số 21-KL/TƯ ngày 25/10/2021 của Hội nghị lần thứ Tư, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có 19 lần nhắc đến hai từ “Nhân dân”, trong đó nêu rõ yêu cầu phải “Thực sự dựa vào Nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”[3].
Trong bài viết quan trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Ðảng, Nhà nước và Nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của Nhân dân, lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu...”[4].
Như vậy, dựa vào dân để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là phát huy sức mạnh trong lòng dân để đấu tranh, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, xây dựng Ðảng ngày càng vững mạnh. Ðó chính là cội nguồn, là sức mạnh mang lại thành công trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Dựa vào dân để bảo vệ Ðảng
Trước tiên, tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân trong việc tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng. Ðể nâng cao nhận thức của người dân, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như: hệ thống loa truyền thanh, tờ rơi, áp phích về việc tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng. Ngoài ra, các cấp chính quyền nên hướng dẫn người dân nhận diện, đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện âm mưu, thủ đoạn và xác định rõ bản chất của các luận điệu xuyên tạc; mục tiêu, phương thức, chủ trương, công cụ chống phá của các thế lực thù địch trên các phương tiện truyền thông cũng như các trang mạng xã hội để có giải pháp đấu tranh, phản bác phù hợp.
Thứ hai, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Ðảng với Nhân dân. Khi Ðảng hiểu dân, dân hiểu Ðảng một cách rõ ràng và đầy đủ, mỗi người dân sẽ tự giác hoặc các tổ chức đảng, chính quyền các cấp có thể vận động Nhân dân tham gia đóng góp, xây dựng Ðảng, xây dựng và bảo vệ các thiết chế bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân thuận lợi và hiệu quả hơn.
Muốn phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân, dựa vào dân để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng thì trước hết Ðảng, Nhà nước phải tiếp tục triển khai thực hiện tốt những chủ trương, chính sách đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân; nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt cho người dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay.
Thứ ba, xây dựng cơ chế phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng. Nhà nước cần chủ động rà soát, bổ sung, cụ thể hoá những nội dung phát huy dân chủ được quy định trong Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của Ðảng và trong hệ thống chính trị. Tăng cường đối thoại với dân dưới các hình thức phù hợp, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và các ý kiến đóng góp, phản ánh của Nhân dân. Ðây là một trong những kênh thông tin quan trọng, là cầu nối giữa Ðảng, Nhà nước với Nhân dân. Thực hiện tốt công tác này sẽ phát huy được sức mạnh nội lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng.
Trong mọi công việc của Ðảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Khuyến khích và tạo điều kiện cho Nhân dân bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đúng với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”./.
[1] Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ (2019), Tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc, 4/5/2022, từ <https://thaibinh.gov.vn/chuyen-trang-chuyen-muc/day-manh-hoc-tap-lam-theo-phong-cach-hcm/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-lay-dan-lam-goc-.html>
[2] Hồ Chí Minh (H, 2011), Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội t.5, tr. 335
[3] Nhị Hồng (2022), Dựa vào Nhân dân để xây dựng Ðảng - Hà nội mới, 18/4/2022, từ < http://hanoimoi.com.vn)/tin-tuc/chong-tu-dien-bien/1024144/dua-vao-dan-de-xay-dung-dang>.
[4] Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (2021), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, 18/4/2022, từ <http://tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam>.
Hữu Kim Ly
(责任编辑:Thể thao)
- ·Phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030
- ·Đường vành đai
- ·Bộ Xây dựng bỏ phương án sở hữu chung cư có thời hạn
- ·Môi trường phát triển chuẩn quốc tế tại Glory Heights ghi điểm với gia đình trẻ
- ·Giá vàng giảm sâu sau ngày Vía Thần tài
- ·Chung cư ở Đà Nẵng hết thời ‘hét’ giá cao, giao dịch đóng băng
- ·TQK Group khai trương trụ sở tại TP.HCM
- ·Khai trương tuyến phố đêm tại Five Star Eco City
- ·Bảng giá vé Bà Nà Hill mới năm 2024
- ·Lo ngại đất công thành dự án nhà ở không qua đấu giá, có thể thất thu ngân sách
- ·Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới, giãn chu kỳ kiểm định xe
- ·Lộ diện lô đất ngoại thành Hà Nội sắp đấu giá, khởi điểm gần 10 tỷ đồng
- ·Nợ 300 tỷ USD, Evergrande Group nộp đơn bảo hộ phá sản tại Mỹ
- ·Hà Nội cởi trói tách thửa cấp huyện được duyệt giá khởi điểm đấu giá đất
- ·Thuốc lá, đường lậu đổ về TP.HCM tăng mạnh
- ·Loạt dự án của Tập đoàn Hưng Thịnh ở Khánh Hòa đang được gỡ nút thắt
- ·TP.HCM uỷ quyền cho cấp quận – huyện định giá đất, lập hội đồng định giá đất
- ·Sửa Luật Đất đai chuyên gia chỉ loạt rào cản làm khó doanh nghiệp
- ·Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024
- ·Đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội công nhân