【keobd】Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: 4 nhóm giải pháp “kéo” người lao động trở lại sản xuất
Nhiều doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến hết năm 2021 | |
Mở rộng điều kiện hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 | |
Số lao động có việc làm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm |
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn |
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều nay 10/11/2021, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Về giải pháp giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trong các khu công nghiệp, trong Báo cáo số 177 ngày 8/11/2021 gửi Quốc hội ông đã viết rất kỹ về các giải pháp này.
Trước tiên là giải pháp giữ chân người lao động; thứ hai là thu hút người lao động quay trở lại; thứ ba là giải quyết việc làm cho người lao động ở những nơi mà họ đã về, không trở lại nơi cũ và cũng không tìm việc làm mới; thứ tư là giải pháp điều tiết bổ sung trong những trường hợp đặc biệt ở những địa bàn, đối tượng, lĩnh vực cấp thiết.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, vấn đề quan trọng trước hết là phải lo thật tốt về chính sách, về đời sống, mức lương, thu nhập. Bên cạnh đó, phải chăm lo an sinh thật tốt, có một sàn an sinh tối thiểu để người lao động có thể yên tâm như: nhà trọ, nhà ở, sinh hoạt, nơi có thể gửi con... Yếu tố tiếp theo là phải bảo đảm cho an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động, đó là tiêm vắc xin.
Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên chất vấn chiều nay là việc hỗ trợ, chăm sóc trẻ em mồ côi do bố, mẹ mất vì dịch Covid-19.
Ở góc độ này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Trên thế giới có hơn 1,5 triệu trẻ em trở thành trẻ mồ côi do dịch Covid-19. Việt Nam có 2.532 trẻ em bị mồ côi, trong đó có 81 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Thời gian qua, Bộ đã chủ động xây dựng, thực hiện các chính sách liên quan đến bảo trợ trẻ em. Mức chung, hỗ trợ trẻ em trong các làng trẻ SOS của Việt Nam hiện nay tương đối đồng bộ với thế giới, khoảng 1,8 triệu đồng/tháng. Với số cháu mồ côi do dịch Covid-19, ngoài các chính sách đã có, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể đã vận động hỗ trợ các cháu tương đối tốt.
Riêng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ tất cả các cháu mồ côi 5 triệu đồng, các cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ được tặng sổ tiết kiệm 20 triệu đồng. Phương châm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là vận động để tất cả các cháu đều có mái ấm gia đình, đều có người thân đỡ đầu.
"Hiện nay, cả 81 cháu đều được sống với người thân. Trong trường hợp không có người thân, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ tìm mẹ đỡ đầu cho các cháu; trường hợp xấu nhất mới đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.
Toàn cảnh phiên chất vấn chiều ngày 10/11/2021. Ảnh: quochoi.vn |
Về giải pháp khắc phục những hạn chế an sinh xã hội lâu dài, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin: Chủ trương Nghị quyết Đại hội Đảng XIII nêu rất rõ, phấn đấu phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; không đánh đổi tiến bộ, công bằng xã hội để lấy phát triển kinh tế đơn thuần.
Vì vậy, hiện nay mặc dù ngân sách còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam là một trong những quốc gia được xếp đứng đầu khối ASEAN về đầu tư ngân sách cho an sinh xã hội. Việt Nam có các chính sách tương đối đồng bộ và hoàn thiện kể cả cho người có công, người yếu thế, người già, người có hoàn cảnh neo đơn, cho trẻ em và các đối tượng khác.
Thời gian tới, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang tiếp tục hoàn thiện và xây dựng Đề án, dự kiến đầu năm 2023 sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương về củng cố, nâng cao chất lượng an sinh hay nói cách khác là nâng cao chất lượng các chính sách xã hội của người dân Việt Nam trong thời gian tới.
“Trong đó có rất nhiều vấn đề liên quan như đời sống, thu nhập cho người nghèo như thế nào, cho người yếu thế ra sao, cho người có công thế nào, về nước sạch và vệ sinh môi trường ra sao,… để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, phân hóa xã hội, để mọi người ai cũng được tham gia, được thụ hưởng thành quả xã hội”, người đứng đầu ngành Lao động-Thương binh và Xã hội nói.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngắm mưa sao băng đẹp nhất trong năm
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đón không khí lạnh yếu trước khi nắng nóng mạnh
- ·Giải cứu thành công 2 bé gái mất tích tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
- ·Cháy xe container trước bến xe Miền Đông mới, cửa ngõ vào TP.HCM ùn tắc kéo dài
- ·Bất ngờ chuyển đổi giới tính, làm sao để chứng nhận?
- ·Dự án xử lý nước thải 800 triệu USD chưa xong, đừng mong hồi sinh sông Tô Lịch
- ·Dừng ô tô trên cao tốc Hà Nội
- ·Tàu cảnh sát biển Ấn Độ ghé thăm TP.HCM
- ·Người dân 13 năm khiếu kiện, Hải Phòng 12 năm lo… gỡ
- ·Khánh Hòa tiếp tục rà soát 5 dự án liên quan Tập đoàn Phúc Sơn của 'Hậu Pháo'
- ·Sếp ép nhân viên qua công ty khác để tránh thưởng Tết
- ·Đại tá Nguyễn Hữu Mạnh được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Nam Định
- ·TP Hạ Long dẫn đầu về cải cách hành chính và năng lực cạnh tranh tại Quảng Ninh
- ·Trung Quốc mong chờ, coi trọng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
- ·Biết tin người cũ mang thai trước đám cưới 1 tháng
- ·1.000 phản hồi đến ‘đường dây nóng’ của Giám đốc Công an, đã khởi tố nhiều vụ án
- ·Tài xế nữ ở TP.HCM vào hẻm né chốt đo nồng độ cồn, bị phạt 7 triệu đồng
- ·Bàn giao 5 người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện hành vi lừa đảo
- ·Chồng đổi tên, khi ly hôn cần thủ tục gì?
- ·Chủ tịch huyện bị lừa đảo hơn 100 tỷ đồng, Đồng Nai khuyến cáo người dân