【lucky88 vn.com】Thủ tướng: Cải cách thủ tục hành chính
Đặt vấn đề khi mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, cải cách thủ tục hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam, của nền kinh tế Việt Nam mặc dù đã có nhiều cố gắng, song so với yêu cầu đặt ra, đây vẫn là một điểm yếu, còn nhiều mặt hạn chế.
“Việt Nam không thể đứng chót trong ASEAN như thế này và rõ ràng trong bản thân chúng ta cũng thấy bức xúc, chậm chạp, phiền hà, khó khăn; chắc chúng ta đã nghe thấy tiếng kêu của doanh nghiệp, của người dân đối với chúng ta trong lĩnh vực cải cách hành chính. Không phải chúng ta không quan tâm mà có quan tâm, có tiến bộ nhưng chúng ta chỉ so với chúng ta không là không được. Chúng ta giờ đang đứng chót ở ASEAN-6, có cái còn thấp hơn Lào, Campuchia, Myanmar thì làm sao đất nước mình, dân tộc mình chấp nhận được”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thẳng thắn chỉ ra.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, nếu môi trường không cạnh tranh thì không thể thu hút đầu tư, không thể nâng cao sức cạnh tranh của đất nước, mà sức cạnh tranh quyết định sự phát triển của đất nước. Một trong những hạn chế, cản trở đó là thủ tục thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.
“Chúng ta hội nhập rồi, GDP có 150 tỷ USD mà xuất nhập khẩu hàng hóa là 300 tỷ, gấp đôi GDP, mà xuất nhập khẩu hàng hóa phải qua hải quan hết. Khách du lịch đến chúng ta khoảng 8 triệu, nhìn qua các nước ASEAN họ là 15-16 triệu, Thái Lan 22-23 triệu; mình 8 triệu so với trước tuy có tăng, nhưng so với họ thì thấy thế nào? Cái vướng của chúng ta chính là thủ tục về xuất nhập khẩu, thuế, bảo hiểm, đất đai, xây dựng…"
“Thế giới xếp ta ở hạng thấp, trong khi đó ta hoàn toàn có khả năng vươn lên mà không cần phải đầu tư gì nhiều như đầu tư một sân bay, một con đường cao tốc”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu vấn đề.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay, nhận thức được tầm quan trọng về cải cách hành chính, về nâng cao năng lực cạnh tranh… Chính phủ đã có Nghị quyết, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương phải chung sức, phải trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phối hợp liên ngành trong cải cải hành chính ở lĩnh vực hải quan, “Các thủ tục về hải quan không phải do tự hải quan đặt ra mà là nhiều bộ, ngành đặt ra, hải quan chỉ thay mặt các bộ, ngành để kiểm tra, thực hiện cái này. Các bộ, ngành không vào cuộc thì làm sao làm được, không sửa các quy định thì hải quan làm sao dám sửa”.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, tái khẳng định nội dung của cuộc họp hôm nay nhằm đi thẳng vào chuyên đề về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, phục vụ cho việc thông quan, xuất nhập khẩu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến phát biểu của lãnh đạo các bộ, ngành để bổ sung vào nhiệm vụ, giải pháp cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan thời gian tới, đồng thời đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến để xây dựng Kết luận của cuộc họp, khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong triển khai thực hiện có kết quả công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ, cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa và kể cả đi lại của người dân, du khách quốc tế vào Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
“Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, nền kinh tế của Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhờ đó mà chúng ta phát triển; GDP của chúng ta có 150 tỷ USD, trong khi đó xuất nhập khẩu là 300 tỷ USD, không có thị trường, không có xuất nhập khẩu thì làm sao có tăng trưởng”, Thủ tướng nói.
Nhiệm vụ đặt ra là phải hội nhập, phải mở rộng thị trường, phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh để phát triển; nếu không làm được điều này thì sẽ tụt hậu, không thực hiện được Nghị quyết của Đảng; trong cải cách thủ tục hành chính có nhiều lĩnh vực, nhưng hải quan là thấy rõ nhất và có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi tất cả đều qua hải quan, từ người vào làm ăn, đầu tư, du lịch cho tới hàng hóa xuất nhập khẩu. Xuất khẩu tăng mới có tăng trưởng GDP hoặc tất cả các nỗ lực đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do cuối cùng cũng là mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Đảng và Nhà nước xác định cải cách thể chế là một khâu đột phá để phát triển, thể chế ở đây là kinh tế thị trường, là phát huy quyền làm chủ của người dân, gắn liền với đó là tạo mọi thuận lợi về hành chính, tạo môi trường thông thoáng để doanh nghiệp, người dân tự do làm ăn kinh doanh theo pháp luật.
Vừa qua, công tác cải cách thủ tục hành chính đã có kết quả, song mới chỉ là kết quả bước đầu, chúng ta không thể dừng lại, không thể thỏa mãn và cũng không thể hài lòng với những kết quả này; cải cách thủ tục hành chính so với khả năng, chúng ta có thể hoàn toàn làm tốt hơn nhiều; đòi hỏi phải có ý chí, trách nhiệm hơn nữa của các cấp, các ngành trong cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường thông thoáng, môi trường cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. “Phải nhận thức rõ đây là một khâu đột phá, một nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong hoạt động chỉ đạo điều hành của Chính phủ không chỉ trong năm nay mà còn cả những năm tới”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Nghị quyết 19 ngày 12/3/2015 của Chính phủ đã chỉ rất rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho nhiều bộ, ngành để thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, trong đó có lĩnh vực hải quan, các bộ, ngành phải không ngừng quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm. “Các đồng chí phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, căn cứ vào Nghị quyết 19 để bám sát, thực hiện đạt và vượt các mục tiêu đề ra. Từng bộ, ngành phải xây dựng chương trình, mục tiêu cụ thể, đặt ra lộ trình rõ ràng”. Thủ tướng cũng nêu rõ, “cải cách thủ tục hải quan, nếu Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan mà không quyết liệt thì sẽ không có ai làm thay được”.
“Thủ tục không phải trên trời mà nằm ngay trong các văn bản mà chúng ta đề ra, gồm thông tư của bộ, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Nghị định, luật… Chúng ta phải rà soát lại, từng bộ rà soát; cái gì liên quan đến doanh nghiệp, người dân phải rà soát lại theo hướng tạo thuận lợi, phục vụ tối đa cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra giải pháp thông thoáng, thuận lợi nhưng phải quản lý được, không có nghĩa thông thoáng là bỏ quản lý. Bên cạnh đó, phải quản lý theo thông lệ quốc tế vì chúng ta đi vào kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng, các nước đã đi trước chúng ta, cái gì hay thì ta học, tham khảo, không nên bảo thủ vì đây là thành tựu của nhân loại và ta phải mạnh dạn học hỏi, tham khảo kinh nghiệm. Phải rà soát thông tư, công văn của bộ, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Nghị định; còn liên quan đến luật, luật cũng chính là Chính phủ đề xuất, xây dựng, Quốc hội thông qua, không nên đặt ra vấn đề đã là luật thì không thể “cãi” được mà luật cũng đi từ thực tiễn, khi thực tiễn đã đi qua rồi thì phải sửa, qua đó tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp".
Thủ tướng cho biết đây đó vẫn có những cơ quan làm chính sách cố gắng bảo vệ chính sách mình đưa ra vì tâm lý sợ dư luận khi chính mình sửa đổi chính sách của mình. "Như vậy là không nên; ta phải lấy dân, lấy lợi ích của đất nước mà làm, mà sửa, với tinh thần tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Một nhiệm vụ lớn nữa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập là các bộ, ngành phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách các thủ tục hải quan, trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính Nhà nước, cung cấp các dịch vụ công nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian, công sức của người dân, doanh nghiệp. Quan tâm hơn nữa đến công tác tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ với ý thức, tinh thần phục vụ cao.
Cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các bộ, ngành hết sức quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát trong tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 19, trong cải cách thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục hải quan. Bộ trưởng kiểm tra, Phó Thủ tướng phụ trách khối kiểm tra, Thủ tướng kiểm tra để không xảy ra tình trạng “đánh trống bỏ dùi” và năm 2015 phải có chuyển biến thực sự trong cải cách thủ tục hành chính bằng những con số cụ thể.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị doanh nghiệp, Mặt trận Tổ quốc, báo chí tham gia kiểm tra, giám sát theo tinh thần “thẳng thắn phê phán, ai không chấp hành, chấp hành không tốt Nghị quyết 19 cứ điều tra, cứ nêu lên, cứ chỉ rõ”./.
Theo chinhphu.vn
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chuyện đó giúp chúng tôi gần nhau hơn
- ·New Horizon City nhận nhà ở ngay
- ·Làm sao sắp đặt bàn ăn đúng phong thủy?
- ·Lãnh đạo Nga, Italy, Pháp thảo luận về tình hình ở Afghanistan
- ·Giá vàng hôm nay, 10/1: Tiếp nối đà giảm
- ·WHO cảnh báo cuộc chiến chống dịch COVID
- ·Đi mua nhà nhất định phải chú ý đến 5 yếu tố phong thủy này
- ·5 lý do nên đầu tư Coco Ocean
- ·Bởi không nghe lời mẹ
- ·Căn hộ 5* Artemis: hàng hiếm giữa trung tâm Hà Nội
- ·Long An trao giấy chứng nhận VietGAP cho 42 cơ sở sản xuất nông sản
- ·Bảo tàng Hà Nội hoạt động gần 10 năm vẫn nợ đọng xây dựng
- ·5 cây trồng trong nhà vừa mang phong thủy tốt lại phòng chống bệnh ung thư hiệu quả
- ·Căn hộ 'phủ trắng' tinh khôi đẹp ngất ngây đến từng góc nhỏ
- ·Liên đoàn Lao động tỉnh Long An phát động các phong trào thi đua yêu nước
- ·3 điểm cộng của dự án Tara Residence
- ·La Casta: cơ hội sinh lời từ bất động sản Hà Đông
- ·EU phê chuẩn thêm các cơ sở sản xuất vắc xin của Pfizer và Moderna
- ·Ký ức người lính dưới đuốc lửa B52
- ·Canada chính thức mở lại biên giới với Mỹ sau 17 tháng đóng cửa