【lich thi dau mexico】Hàng triệu tỷ đồng tài sản công được ghi nhận và quản lý
Sau gần một năm tiếp thu, hoàn thiện, dự án Luật đã được bổ sung nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là việc mở rộng phạm vi tài sản công được quản lý. Trước ngày Quốc hội thảo luận, phóng viên TBTCVN đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Hữu Quang, đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách về dự án Luật này.
PV: Sau thời gian xây dựng, hoàn thiện, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, đến thời điểm này, dự án Luật QLSDTSNN, đã được bổ sung những nội dung mới quan trọng nào, thưa ông?
- Ông Nguyễn Hữu Quang: Kể từ khi được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, dự thảo Luật QLSDTSNN đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), cơ quan ban ngành và cử tri cả nước. Cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã tổ chức 7 cuộc hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà kinh tế, các cơ quan, đơn vị liên quan, ĐBQH… Cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã tích cực, nghiêm túc tiếp thu rất nhiều ý kiến của các cơ quan, các ĐBQH, cử tri và cũng nghiêm túc giải trình đầy đủ các ý kiến.
Tại kỳ họp thứ 3 này, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã tiếp thu, chỉnh sửa nhiều nội dung để trình Quốc hội xem xét, thông qua. Trong đó, một số nội dung chính như là về khái niệm tài sản công, dự thảo đã sửa đổi bổ sung, đảm bảo phù hợp với nội hàm tài sản công quy định tại Hiến pháp, đảm bảo tính bao quát, không bỏ sót. Về phân loại tài sản công, dự thảo đã phân theo 6 nhóm tài sản có cùng các tiêu chí, mục đích sử dụng, đặc tính và yêu cầu quản lý. Luật đồng thời cũng bổ sung tài sản là kho số khác phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
|
Về nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản, dự thảo luật lần này đã bổ sung, chỉnh lý các nguyên tắc về đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, tiết kiệm, tránh lãng phí và các tài sản có khả năng thất thoát, hư hại cao do tai nạn, thiên tai, địch họa và các nguyên nhân bất khả kháng khác phải được quản lý rủi ro tài chính thông qua công cụ bảo hiểm và các công cụ bảo vệ khác.
Đối với vấn đề dư luận quan tâm về tài sản biếu tặng, dự thảo Luật đã bổ sung quy định cấm hành vi sử dụng xe ô tô và các tài sản khác do các tổ chức, cá nhân tặng để phục vụ cho các chức danh hoặc phục vụ công tác chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị không đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ.
Tiếp thu ý kiến ĐB về quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo Luật cũng có quy định cụ thể về việc sử dụng, cho thuê, kinh doanh, liên kết, thế chấp… tài sản công tại các đơn vị này.
Ngoài ra, nhiều ý kiến về vi phạm điều chỉnh của Luật, về thẩm quyền của các bộ, cơ quan trung ương, UBND các cấp, về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, về công khai tài sản công, về đối tượng áp dụng, về xử lý nguồn thu từ xử lý, thanh lý, điều chỉnh tài sản, bồi thường xử lý đất đai, về chế độ quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng, doanh nghiệp… cũng đã được cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra nhất trí tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung đưa vào dự thảo Luật.
PV: Vậy theo ông, còn nội dung gì mà các ĐBQH nêu ra nhưng chưa được đưa vào dự thảo luật. Cơ quan thẩm tra giải trình vấn đề này ra sao?
- Ông Nguyễn Hữu Quang: Bên cạnh các ý kiến ĐBQH được tiếp thu đưa vào luật, vẫn còn những ý kiến mà qua xem xét, nghiên cứu cụ thể các điều kiện, tính khả thi, sự phù hợp với hệ thống pháp luật, chính sách, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo thống nhất chưa đưa vào luật.
Đó là, có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, rõ ràng và áp dụng thống nhất trong cả nước về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công và đề nghị luật hóa các quy định đã thực hiện ở văn bản dưới luật vào dự thảo luật… Qua nghiên cứu, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo cho rằng các yếu tố cấu thành nên định mức như đối tượng được sử dụng, chủng loại, số lượng và mức giá trị tài sản chịu sự tác động của trình độ phát triển của công nghệ, thị trường, chế độ công vụ… Sự đa dạng của tài sản công và sự biến động của nền kinh tế và yêu cầu quản lý, nên các yếu tố này thường xuyên phải điều chỉnh theo cho phù hợp, do đó, quy định ngay trong luật là không khả thi.
Hay có ý kiến bổ sung thẩm quyền quy định khoán kinh phí xe ô tô của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đối với các ĐBQH chuyên trách. Cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo cho rằng, không nên bổ sung thẩm quyền này của UBTVQH mà giao cho Chính phủ việc khoán kinh phí xe ô tô với ĐBQH chuyên trách để đảm bảo sự thống nhất giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Một số ý kiến đề nghị, do tài sản công được hình thành từ ngân sách nhà nước (NSNN), hoặc có nguồn gốc từ NSNN, nên khấu hao được trích không nộp vào quỹ phát triển hoạt động của đơn vị sự nghiệp mà nộp toàn bộ vào NSNN. Theo định hướng đổi mới sắp xếp lại hoạt động của các ĐVSNCL thì cần tăng tính tự chủ đối với các đơn vị này để tiến tới hoạt động và quản trị theo mô hình DN. Do đó, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo, thống nhất để lại khấu hao cho các ĐVSNCL, tạo điều kiện để các đơn vị bảo tồn, phát triển vốn và tài sản nhà nước giao, giảm đầu tư trực tiếp từ NSNN. Khi hoàn thành lộ trình chuyển phí dịch vụ sang giá dịch vụ thì các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ hoạt động và được quản lý như một DN.
PV: Là đại diện cơ quan thẩm tra, tiếp thu, hoàn chỉnh dự án Luật, ông cảm thấy nội dung mới nào của dự án Luật là quan trọng nhất, sẽ đem lại sự thay đổi lớn?
- Ông Nguyễn Hữu Quang: Đó là nội dung về phạm vi của tài sản công trong dự án Luật đã được mở rộng hơn rất nhiều so với trước. Luật QLSDTSNN năm 2008 mới chỉ điều chỉnh một số tài sản chính có liên quan đến công ích, quản lý nhà nước mới bao quát được một phần rất nhỏ các loại tài sản công theo quy định của Điều 53 của Hiến pháp năm 2013, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Thực tế, theo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội, hiện nay tài sản công đang được ghi nhận và quản lý là khoảng 2,56 triệu tỷ đồng, xấp xỉ một nửa GDP của chúng ta. Theo thông lệ quốc tế, tài sản quốc gia thường chiếm từ 4 – 5 lần GDP. Như vậy, có thể ước tính số tài sản công đang được ghi nhận chỉ chiếm khoảng 12 – 15% giá trị tài sản công thực tế của quốc gia.
Do đó, Luật lần này đã đưa khái niệm về tài sản công bao quát, đầy đủ theo quy định tại Hiến pháp. Tất cả tài sản công của đất nước dù là hiện vật hay dưới hình thức là tiền tệ đều được thể hiện trong khái niệm này.
Cùng với khái niệm tài sản công, Luật lần này khác so với Luật hiện hành là chỉ ra 6 nguyên tắc cơ bản, có tính chất chung nhất, bao quát nhất tất cả các tài sản công khác hiện nay đang được điều chỉnh theo các luật chuyên ngành. Việc điều chỉnh, sửa đổi sau này nếu có vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của Luật này. Như vậy sẽ bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.
PV: Xin cảm ơn ông!
Hoàng Yến (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Trung tâm tư vấn du học Úc uy tín
- ·Tỷ giá USD hôm nay 8/12/2023: Đồng USD bất ngờ quay đầu giảm mạnh
- ·Trường đại học Y Dược
- ·Đại học gánh “gánh nặng” ngoại ngữ từ phổ thông
- ·Két nước xe nâng – Cấu tạo chức năng và dấu hiệu nhận biết các lỗi thường gặp
- ·NHNN bơm ròng vào hệ thống khoảng 76.000 tỷ đồng trong tháng 1/2016
- ·Thủ tướng: Điều chuyển ngay người đứng đầu nếu để hàng hóa thẩm lậu
- ·Đào tạo lập trình viên tại Huế: Giải bài toán nhân lực cho địa phương
- ·Khổ thân đại gia chiều gái có chồng bất lực
- ·Vượt qua mặc cảm, đam mê học tập
- ·Nhiều diện tích lúa bị ảnh hưởng do lũ, nông dân tập trung ứng cứu
- ·Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam sẵn sàng ứng phó với bão Trà Mi
- ·Đo lường sự hài lòng của sinh viên với dịch vụ giáo dục
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 13/12/2023: Tỷ giá Yen Nhật, Yen VCB quay đầu bật tăng trở lại
- ·Phân bón Cà Mau gia nhập thị trường Australia và New Zealand
- ·Hải quan Nghệ An phối hợp bắt 3 đối tượng tàng trữ 360 kg pháo nổ
- ·Nhiều hoạt động tôn vinh người thầy
- ·Hải quan bắt giữ 25.000 lít dầu D.O trên biển miền Trung
- ·Rắc rối xung quanh tờ di chúc
- ·Từ 1/1/2016, cán bộ hưu định cư nước ngoài có thể lĩnh BHXH một lần