【ltd cup c2】Vốn đăng ký của các dự án FDI tăng hơn 21%
(CMO) Tính chung trong 2 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là hơn 3 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố, tính đến ngày 20/2, cả nước có 313 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là hơn 2 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong thời gian này, cả nước có 137 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là hơn 759 triệu USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm ngoái và 654 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 619 triệu USD, gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung trong 2 tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là hơn 3 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến ngày 20/2, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 1,55 tỷ USD, tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm 2016.
Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong hai tháng đầu năm đạt gần 20 tỷ USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 72% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong 2 tháng đầu năm đạt trên 19 tỷ USD, tăng hơn 16% so với cùng kỳ 2016 và chiếm 70,5% kim ngạch xuất khẩu.
Trong 2 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm với tổng số vốn là 2,5 tỷ USD, chiếm đến trên 73% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hai lĩnh vực kế tiếp là kinh doanh bất động sản và lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.
Trong 2 tháng đầu năm, có 61 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là gần 882 triệu USD, chiếm gần 26% tổng vốn đầu tư. Hai vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Trung Quốc và Hàn Quốc.
Bình Dương đang là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất trong 47 tỉnh, thành phố các nhà đầu tư đã đầu tư vào hai tháng đầu năm với tổng số vốn đăng ký trên 791 triệu USD, chiếm hơn 23% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ hai là TP. Hà Nội (519 triệu USD) và TP Hồ Chí Minh (464 triệu USD).
Một số dự án lớn được cấp phép trong 2 tháng đầu năm là dự án Khu công nghiệp Việt Nam Singapore III, tổng vốn đầu tư gần 285 triệu USD do Singapore đầu tư tại Bình Dương với mục tiêu đầu tư, xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Một số dự án lớn khác có thể kể đến là Dự án nhà máy sản xuất Polyester và sợi tổng hợp Billion Việt Nam (Tây Ninh) và Dự án sản xuất sợi lốp KVT-1 (Bình Dương)./.
Theo báo điện tử Chính phủ
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi sử dụng app chứng khoán chưa được cấp phép
- ·Chứng khoán hôm nay (11/10): Áp lực bán vẫn rất lớn, VN
- ·Nhiều nội dung cần được hướng dẫn cụ thể
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Thông báo lịch tạm ngừng cấp điện công tác trên địa bàn tỉnh từ ngày 06/12 đến ngày 12/12/2023
- ·Chứng khoán tuần tới (19
- ·Tuần tra phát hiện 2 đối tượng khai thác thủy sản bằng kích điện
- ·Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- ·Chứng khoán phái sinh: Thanh khoản các hợp đồng tiệm cận đỉnh 2022
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
- ·Giao dịch khối ngoại 12
- ·Tuyên truyền pháp luật đến với nông dân
- ·Địa ốc Sài Gòn Thương Tín bị xử phạt do nhiều lỗi vi phạm
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Hoàng Quý Phước muốn giải nghệ sau SEA Games 32
- ·Klopp chỉ ra vì sao Liverpool ôm hận MU ở top 4 Premier League
- ·Công an Nghệ An điều tra vụ khai thác trái phép hàng trăm nghìn mét khối đất
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·Thị trường chứng khoán châu Á đa phần đi xuống trong chiều 11/10