【số liệu thống kê về al wehda gặp al-nassr】Lĩnh vực nào chịu tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
Lao động kĩ năng thấp bị đe dọa
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới thực với thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Cuộc cách mạng này tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, từ công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng, giao thông vận tải, dệt may… cho đến doanh nghiệp và các địa phương.
"Đây là cơ hội mà Việt Nam phải nhanh chóng đón bắt để tranh thủ đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sớm thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại", bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã khẳng định như vậy tại "Diễn đàn cách mạng công nghiệp 4.0", diễn ra ngày 11/4.
Tuy nhiên, theo ông Trần Việt Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), với xu hướng phát triển và ứng dụng nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo và robot thông minh, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đe dọa lao động kĩ năng thấp và một số công việc như hành chính, văn phòng.
Một nghiên cứu của Đại học Oxford ước tính rằng, có tới 47% công việc ngày hôm nay sẽ có tỉ lệ 75% tự động trong vòng 20 năm tới, chủ yếu là các công việc có thu nhập trung bình và văn phòng thường ngày mà không đòi hỏi trình độ kỹ thuật.
Trong khi đó, theo một báo cáo về lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê, trên 90% lao động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lao động giản đơn, trình độ lao động thấp.
“Thực tế này trở thành một thách thức rất lớn trong chính sách phát triển công nghiệp cũng như chính sách phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam thời gian tới”, ông Hòa nêu quan điểm.
Bổ sung thêm thông tin, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, theo thống kê, những ngành gắn với lao động thủ công sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, kế đến là ngành nghề gắn với quá trình tự động hóa.
Ví dụ, ngành Dệt may, với những thao tác cắt, may thì máy móc đều có thể thay thế được. Công nghệ 4.0 có thể làm việc 24/24 giờ mà không cần nạp năng lượng, thậm chí làm trong điều kiện “tối tăm mù mịt” không cần ánh sáng, trong khi vẫn kiểm soát được tốc độ, chất lượng được kiểm soát.
Hay với ngành lắp ráp điện tử, robot cũng có thể thay thế. Gần nhất là ngành lái xe, trước tiên là lái xe taxi có thể nhanh chóng bị loại ra khỏi cuộc chơi trong vòng chưa đầy 20 năm nữa.
Với những lĩnh vực liên quan đến cảm xúc và trực giác con người thì khó thay thế hơn. Ví dụ, nghệ sĩ, bác sĩ, họa sĩ, nhà báo… nhưng vẫn có khả năng thay thế. Riêng họa sĩ có thể khó thay thế những “ông” thiên tài, còn họa sĩ “vẽ lại” thì chắc chắn bị thay ngay lập tức.
“Vì thế, với Việt Nam tính cảnh báo rất cao, vì lao động gia công và lắp ráp còn quá nhiều”, ông Thiên nhận xét.
Cấu trúc lại giáo dục
Nói về điều kiện cần và đủ để Việt Nam có thể “lĩnh hội” cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ông Thiên nhận thấy: “Chúng ta cái gì cũng thiếu, chỉ có quyết tâm thì lúc nào cũng đầy, nhưng cứ hạ quyết tâm xuống là lại hỏng”.
Song, yếu tố cần và đủ còn thiếu nhiều lại trở thành lợi thế. Bởi từ xưa đến nay Việt Nam đánh giá là thông minh, “lọ mọ” đi tìm những cái khác người để mày mò sáng tạo và “đây là một ưu thế”.
“Muốn làm được như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta phải cấu trúc lại giáo dục đào tạo, còn vẫn theo logic cải cách từ gần 20 năm nay thì không thể được. Theo tôi được biết, đến thời điểm này vẫn chưa có gì đột biến và khác thường trong giáo dục, vẫn tư duy bằng cấp, gắn liền với "chủ nghĩa phong bì", đi liền với tư duy nhiệm kì thì vô cùng khó”, ông Thiên nói.
Còn theo ông Hòa, thực tế này đặt ra yêu cầu phải tái cơ cấu lại thị trường lao động gắn kết chặt chẽ với quá trình tái cơ cấu của ngành, cụ thể: Tạo dựng môi trường và vị thế để lao động trình độ cao hoạt động; đổi mới giáo dục- đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại; thực hiện đào tạo lại, đào tạo bổ sung cho lực lượng lao động có trình độ thấp, ưu tiên các kiến thức và kỹ năng liên quan tới ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, khả năng quan lý và phân tích thông tin…
“Thị trường lao động với trên 90% lao động trong lĩnh vực công nghiệp là lao động giản đơn, trình độ tay nghề thấp đòi hỏi Chính phủ cần có một chương trình hỗ trợ riêng, tập trung vào việc nâng cao trình độ và tay nghề, kiến thức chuyên sâu của nhóm đối tượng này”, ông Hòa đề xuất.
Cùng với vấn đề về giáo dục, một vị chuyên gia còn nhấn mạnh đến việc muốn ứng dụng được công nghệ 4.0, con người phải có trí tuệ mới tham gia vào được quá trình sản xuất. Bởi lẽ một nền kinh tế sáng tạo thì bản thân từng con người trong đó phải có sự sáng tạo. Đối với những nước nghèo hoặc đi sau thường năng lực sáng tạo thấp, sử dụng trí tuệ không cao. Đây là thách thức cơ bản nhất của những nước đi sau, thậm chí còn bị đặt ra bên lề sự phát triển chung của toàn nhân loại.
(责任编辑:La liga)
- ·Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- ·Ronaldo khoái chí khi đồng đội 'chơi tennis' trước đội của Messi
- ·Đề xuất miễn thuế thu nhập từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu
- ·Đồng chí Bùi Hải Dương giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị TP Cần Thơ
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Giá vàng nhẫn, vàng miếng cùng giảm 1,3 triệu đồng/lượng
- ·Chuyên gia: Trong ESG, chữ S là khó nhất
- ·Hé lộ về các công ty của nghệ sĩ Quyền Linh, có công ty đã giải thể
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·‘Hành trình tu học’ của một người theo bước chân Phật
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Giảm hóa đơn tiền điện bằng cách thiết kế nhà tránh nóng hiệu quả
- ·Giá bảo mẫu cỡ 60 triệu đồng/tháng, một startup từng lên Shark Tank gọi vốn
- ·TPBank ưu đãi vay vốn 0% dành cho doanh nghiệp thực hiện dự án xanh
- ·Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- ·Bộ xương người nói với chúng ta điều gì?
- ·Trồng nho dưới pin mặt trời, sản xuất ra những chai vang có vị ngon bất ngờ
- ·Việt Nam thành lập Tổng lãnh sự quán tại Trùng Khánh, Trung Quốc
- ·Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- ·Casper Việt Nam mở bán dòng sản phẩm điều hòa thương mại cho các công trình