【kết quả giải vô địch quốc gia indonesia】Ưu tiên vốn cho xã đặc biệt khó khăn
Ngày 26/11/2015,Ưutiênvốnchoxãđặcbiệtkhókhăkết quả giải vô địch quốc gia indonesia Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương đã tổ chức hội thảo “Đề xuất giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững đối với các xã khó khăn”.
Thành công từ xuất phát điểm thấp
Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết, trong số khoảng 10 nghìn xã trên cả nước, có 2.535 xã khó khăn, đó là các xã ở miền núi, vùng sâu vùng xa, xã biên giới, xã an toàn khu với số tiêu chí bình quân đạt khoảng 5,94 tiêu chí/xã. Trong đó, số xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí là 1.374 xã; số xã đạt dưới 5 tiêu chí là 552 xã. Thu nhập bình quân/đầu người của các xã khó khăn là 14,07 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân ở các xã khó khăn là 18,56%.
Theo ông Tiến, mặc dù các xã khó khăn đều có xuất phát điểm thấp nhưng đã đạt một số kết quả khả quan với nhiều cách làm sáng tạo.
Giai đoạn 2016-2020, dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho chương trình xây dựng NTM tối thiểu là hơn 193.155 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là hơn 63.155 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 130.000 tỷ đồng.
Điển hình như tỉnh Thanh Hóa có 573 xã, 5.396 thôn, bản (2.215 thôn, bản thuộc các xã miền núi) thực hiện xây dựng NTM. Sau gần 3 năm triển khai, đến nay, công tác xây dựng thôn, bản NTM đã trở thành phong trào sâu rộng tại địa phương. Theo đó, khu vực 11 huyện miền núi đã có 9 thôn, bản và 11 xã đạt chuẩn NTM; thu nhập người dân từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống đáng kể như Thôn Tôm (Ban Công, Bá Thước) thu nhập tăng từ 11,5 triệu đồng/người/năm (2013) lên 19,5 triệu đồng (2015), hộ nghèo giảm từ 14% xuống chỉ còn 5%...
Cũng đạt nhiều kết quả khả quan, tỉnh Phú Yên có 33 xã thuộc 3 huyện miền núi giáp ranh Tây Nguyên (là huyện Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân). Sau 5 năm xây dựng NTM, đến nay, mức đạt bình quân toàn tỉnh là 12,42 tiêu chí/xã (tính đến tháng 9/2015). Riêng đối với 3 huyện miền núi bình quân đạt 10,36 tiêu chí/xã, tăng 6,27 tiêu chí so với năm 2012…
Tuy nhiên bên cạnh những thành công quan trọng, các đại biểu đều cho rằng, đối với các xã khó khăn, nhất là ở các địa phương có nguồn thu ngân sách tại chỗ thấp, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách Trung ương thì việc phấn đấu đạt chuẩn đủ 19 tiêu chí trong 5 năm tới là khó khả thi. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có cơ chế tài chính như thế nào để giúp các xã khó khăn thuận lợi hơn trong xây dựng NTM?
Dễ làm trước, khó làm sau, không dàn trải
Để xây dựng NTM hiệu quả hơn trong giai đoạn 2016-2020, theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, giai đoạn tới, nhà nước sẽ ưu tiên trong việc phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho xã khó khăn. Cụ thể, các xã khó khăn, các xã ưu tiên (xã nghèo, đặc biệt khó khăn) tối thiểu gấp 4 lần các xã không thuộc diện ưu tiên (gồm cả các xã thuộc huyện 30a, 30b, huyện miền núi các tỉnh giáp Tây Nguyên…). Đối với các xã dưới 5 tiêu chí (có điểm xuất phát thấp), hệ số gấp 4 lần.
Bên cạnh đó, tập trung ưu tiên cho các xã chưa hoàn thành các công trình cơ sở hạ tầng cơ bản như giao thông, điện, trường học...
Để sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước hiệu quả hơn, ông Trần Hưng Lợi, Phó Chánh Văn phòng điều phối tỉnh Phú Yên đề xuất, “cho phép địa phương được dồn nguồn lực từ các nguồn của Trung ương và địa phương để hàng năm lập kế hoạch đầu tư xây dựng NTM cho một số xã miền núi, khó khăn theo lối cuốn chiếu, dễ làm trước, khó làm sau, không đầu tư dàn trải…”.
Còn theo đại diện Văn phòng điều phối NTM tỉnh Bình Định, các xã cần có sự chủ động hơn nữa trong việc ưu tiên triển khai thực hiện các tiêu chí dễ, cần ít kinh phí, không nên trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn phân bổ từ cấp trên...Từ đó góp phần đưa các xã miền núi khó khăn rút ngắn được khoảng cách với các xã miền xuôi trên lộ trình xây dựng NTM.
Cùng với sự hỗ trợ ưu tiên vốn của nhà nước, các đại biểu cũng nhất trí cần hình thành Quỹ xây dựng NTM cấp xã, thôn; đơn giản hoá thủ tục thanh quyết toán; kéo dài thời gian giải ngân cho xã khó khăn; cơ chế hỗ trợ trọn gói để người dân và cộng đồng chủ động bàn bạc, lựa chọn ưu tiên để triển khai.../.
Khánh Linh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Khởi tố vụ án xây dựng trái phép 680 căn biệt thự ở Đồng Nai
- ·Bình Phước xét tinh giản biên chế 34 trường hợp đợt 2 năm 2021
- ·Hội thảo Chống chịu khí hậu tổng hợp và phát triển bền vững vùng ĐBSCL
- ·Huyện Phước Long: 6 học sinh tiểu học ngộ độc thực phẩm
- ·Giá heo hơi hôm nay 10/3/2023: Heo giảm nhẹ, vịt tăng 1.700 đồng/kg
- ·Nhiều hoạt động hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam
- ·Tuyên truyền, nhắc nhở học sinh tham gia giao thông an toàn
- ·Khôi phục, bảo vệ, phát triển nguồn lợi cá đồng
- ·Những điểm mới trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng
- ·Tuổi trẻ phường Long Hưng tham gia đảm bảo an toàn giao thông
- ·Mua nồi điện nấu phở thanh lý: Nên hay không?
- ·Công nhận 122 giáo viên dạy giỏi cấp THCS
- ·Huyện Năm Căn vừa thừa, vừa thiếu giáo viên
- ·Đồng Phú cần chuẩn bị cơ sở vật chất tốt hơn cho ngày hội non sông
- ·Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9/2024
- ·Tập trung cao độ vừa chuẩn bị tốt cuộc bầu cử, vừa chống dịch
- ·Quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu
- ·Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu: Trao bằng tốt nghiệp cho 182 học sinh, sinh viên
- ·Trưởng ban Kinh tế Trung ương: ‘Nền kinh tế phải vỗ tay bằng 2 bàn tay’
- ·Chức sắc, phật tử chùa Sreyvonsa thực hiện quyền công dân